Kiến thức Tài chính kế toán Cách phân biệt giữa sai sót và gian lận trong BCTC

Cách phân biệt giữa sai sót và gian lận trong BCTC

8182
Sai sót và gian lận trong BCTC khác nhau ở điểm nào và doanh nghiệp phải xử lý ra sao là câu hỏi của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Dưới đây là một số gợi ý giúp doanh nghiệp phân biệt giữa gian lận và sai sót trong hoạt động tài chính của các công ty để từ đó có phương pháp hạn chế tình trạng này.

1. Phân biệt giữa gian lận và sai sót trong BCTC.

Khi bạn phát hiện ra một lỗi sai trên báo cáo tài chính trong một cuộc kiểm toán, bạn chắc chắn phải chịu trách nhiệm cho việc đánh giá lỗi sai đó để điều chỉnh báo cáo tài chính. Việc quan trọng luôn bao gồm xem xét lỗi sai này có bản chất là gian lận hay sai sót để đánh giá trọng yếu. Vậy gian lận và sai sót trong BCTC khác nhau như thế nào?
  • Gian lận là khi kiểm toán viên tìm thấy bằng chứng chứng minh tính “cố ý” của hành động trong lỗi sai.
  • Sai sót là khi kiểm toán viên tìm thấy bằng chứng mang tính “vô ý” của tác nhân.
sai sót và gian lận trong BCTC

2. Những ví dụ điển hình của sai sót trong BCTC.
+ Phân loại nhầm chi phí: Chi phí quảng cáo lại được ghi nhận vào chi phí khấu hao vì 02 tài khoản này có số liệu gần giống nhau nên kế toán đã ghi nhận nhầm.
+ Ước tính kế toán và ghi nhận chưa hợp lý cho chi phí nợ xấu: Người chịu trách nhiệm ước tính đơn giản là chưa theo sát với thực tế. Theo nguyên tắc thận trọng, mỗi kỳ kế toán đều cần lập dự phòng cho những khoản doanh thu có khả năng không đòi được. Nếu người lập báo cáo tài chính không hiểu hết được tình hình, chuyện sai sót là điều dễ hiểu.
+ Áp dụng sai các nguyên tắc kế toán: Ghi nhận giá trị của tài sản theo giá gốc thay vì giá trị thị trường. Chưa cập nhật các chuẩn mực và thông tư kế toán mới dẫn đến áp dụng sai phương pháp tính giá của hàng tồn kho từ nhập trước xuất trước sang nhập sau xuất trước.
+ Gian lận xảy ra khi ai đó cố tình đưa ra các dữ liệu nhằm lừa người sử dụng thông tin.
Gian lận trong doanh nghiệp thường bao gồm 02 loại chính: 
NHẬN BÁO GIÁ PHẦN MÈM KẾ TOÁN MISA 
>> Xem thêm:
  • Làm giả báo cáo tài chính
Người làm quản lý thường lạm quyền để sửa các thông tin về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận cho mục đích cá nhân. Các thủ thuật chính cho loại hình gian lận này thường bao gồm:
+ Che dấu công nợ và chi phí: bằng cách không ghi nhận công nợ và chi phí lên báo cáo tài chính, vốn hóa chi phí không đủ điều kiện vốn hóa.
+ Ghi nhận doanh thu không có thật hay khai khống doanh thu: bằng cách ghi nhận thêm các nghiệp vụ bán hàng không có thật hoặc tự tạo ra các khách hàng và chứng từ giả mạo.
+ Định giá sai tài sản: bằng cách không ghi giảm, lập dự phòng giá trị hàng tồn kho bị hỏng, mất mát. Che giấu và không lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi.
+ Ghi nhận sai niên độ: doanh thu hay chi phí được ghi nhận không đúng với thời kỳ mà nó phát sinh. Doanh thu hoặc chi phí của kỳ này có thể chuyển sang kỳ kế tiếp hay ngược lại để làm tăng hoặc giảm thu nhập theo mong muốn.
+ Không khai báo đầy đủ thông tin: nhằm hạn chế khả năng phân tích của người dùng báo cáo tài chính.

  • Sử dụng sai mục đích tài sản của doanh nghiệp
Thường do hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp yếu kém. Các nhân viên trong doanh nghiệp lợi dụng sơ hở để biển thủ tài sản như tiền, hàng tồn kho hoặc sử dụng tài sản công vào việc cá nhân.
Như vậy, có rất nhiều cách để gian lận trong một doanh nghiệp nếu hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp không hiệu quả. Kiểm toán viên cần nâng cao nhận thức và hiểu biết để trang bị cho mình đủ kỹ năng phân biệt và phát hiện ra những gian lận thường núp bóng dưới cái tên “sai sót”.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không