Kiến thức Tài chính kế toán 30 lỗi vi phạm mà kế toán hay gặp phải trong Nghị...

30 lỗi vi phạm mà kế toán hay gặp phải trong Nghị định 41

4119
Nghị định 41/2018/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 01/5/2018 quy định mức xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. Dưới đây là 30 lỗi kế toán thường gặp, kế toán các doanh nghiệp cần lưu ý để tránh sai sót. 
1. Tẩy xoá chứng từ kế toán; Ký chứng từ bằng mực đỏ; Hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn: Phạt từ 03-05 triệu đồng. (Khoản 1 Điều 8 của Nghị định 41)
2. Chứng từ chi tiền không ký theo từng liên, phạt từ 03- 05 triệu đồng (Khoản 1 Điều 8 của Nghị định 41)
3. Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký: Phạt 5 đến 10 triệu (Khoản 2 Điều 8 của Nghị định 41)
4. Chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký: Phạt 5 đến 10 triệu (Khoản 2 Điều 8 của Nghị định 41)
5. Chứng từ kế toán không có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ: Phạt 5 đến 10 triệu (Khoản 2 Điều 8 của Nghị định 41)
6. Không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt theo quy định: Phạt 5 đến 10 triệu (Khoản 2 Điều 8 của Nghị định 41)
 
30 lỗi kế toán hay vi phạm
7. Để hư hỏng, mất mát tài liệu, chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng: Phạt 5 đến 10 triệu (Khoản 2 Điều 8 của Nghị định 41)
8. Giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 (Khoản 3 Điều 8 của Nghị định 41)
9. Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 (Khoản 3 Điều 8 của Nghị định 41)
10. Lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 (Khoản 3 Điều 8 của Nghị định 41)
11. Không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 (Khoản 3 Điều 8 của Nghị định 41)
12. Thực hiện chi tiền khi chứng từ chi tiền chưa có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán.(Khoản 3 Điều 8 của Nghị định 41)
13. Lập sổ kế toán không ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ, ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; thiếu chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; không đánh số trang; không đóng dấu giáp lai giữa các trang của sổ kế toán trên giấy: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 (Khoản 1 Điều 9 của Nghị định 41)
14. Không đóng thành quyển sổ riêng cho từng kỳ kế toán hoặc không có đầy đủ chữ ký và đóng dấu theo quy định sau khi in ra giấy (trừ các loại sổ không bắt buộc phải in theo quy định đối với trường hợp đơn vị lựa chọn lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử): Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 (Khoản 1 Điều 9 của Nghị định 41)
15. Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán năm trước liền kề hoặc sổ kế toán ghi không liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 (Khoản 3 Điều 9 của Nghị định 41)
 
30 lỗi kế toán hay gặp
Bảng tổng hợp 30 lỗi kế toán doanh nghiệp thường gặp
 
16. Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị hoặc có liên quan đến đơn vị nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 (Khoản 4 Điều 9 của Nghị định 41)
17. Hạch toán không đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 (Khoản 1 Điều 10 của Nghị định 41)
18. Lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu theo quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 (Khoản 1 Điều 11 của Nghị định 41)
19. Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 (Khoản 1 Điều 11 của Nghị định 41)
20. Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 (Khoản 3 Điều 11 của Nghị định 41)
21. Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 (Khoản 4 Điều 11 của Nghị định 41)
22. Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 (Khoản 1 Điều 12 của nghị định 41)
23. Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 (Khoản 3 Điều 12 của nghị định 41)
24. Không cung cấp tài liệu kế toán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện tạm giữ, tịch thu, niêm phong: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 (Khoản 4 Điều 13 của nghị định 41)
25. Không dịch các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: 3.000.000 đồng đến 5.000.000 (Khoản 1 Điều 14 của nghị định 41)
26. Hủy bỏ tài liệu kế toán khi chưa hết thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 (Khoản 3 Điều 15 của nghị định 41)
27 Không lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê hoặc báo cáo kết quả kiểm kê không có đầy đủ chữ ký theo quy định: Phạt tiền 1.000.000 đồng đến 2.000.000 (Khoản 1 Điều 16 của nghị định 41)
28. Không thực hiện bổ nhiệm lại kế toán trưởng, phụ trách kế toán theo thời hạn quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 (Khoản 1 Điều 17 của nghị định 41)
29. Thuê tổ chức, cá nhân không đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề kế toán để làm dịch vụ kế toán cho đơn vị mình: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 (Khoản 1 Điều 17 của nghị định 41)
30. Bố trí người làm kế toán, người làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 (Khoản 2 Điều 17 của nghị định 41)

Đối với các trường hợp vi phạm kể trên, cơ quan xử phạt sẽ không phải là cơ quan thuế mà có thể là:

  • Thanh tra viên tài chính
  • Chánh thanh tra Sở Tài chính
  • Chánh thanh tra Bộ Tài chính
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện)
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh)
Phần mềm kế toán MISA SME.NET có chức năng tự động cập nhật đảm bảo khách hàng luôn cập nhật kịp thời các thông tư, quy định của nhà nước và sử dụng đúng tài khoản, biểu mẫu chứng từ, sổ sách, báo cáo theo quy định của BTC giúp kế toán tránh khỏi các sai sót trong quá trình sử dụng.
dùng thử phần mềm
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không