Kiến thức Tài chính kế toán Hướng dẫn cách tính tiền lương theo ngày công

Hướng dẫn cách tính tiền lương theo ngày công

5488

Người lao động sẽ luôn quan tâm đến vấn đề tiền lương của mình sẽ được tính như thế nào và liệu doanh nghiệp có trả đúng cho mình không. Dưới đây là một số hướng dẫn tính tiền lương theo ngày công giúp người lao động có thể kiểm tra xem mức lương của mình đã được tính đúng hay chưa.

1. Ý nghĩa của tiền lương theo ngày công

Tiền lương là khoản tiền bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng:

 
  • Vùng I: 4,18 triệu đồng/tháng
  • Vùng II: 3,71 triệu đồng/tháng
  • Vùng III: 3,25 triệu đồng/tháng
  • Vùng IV: 2,92 triệu đồng/tháng
(Điều 3 Nghị định 157/2018/NĐ-CP)

Hiện nay, có nhiều hình thức trả lương khác nhau như trả lương theo thời gian (tháng, ngày, giờ), trả lương theo sản phẩm, trả lương khoán,… tùy thuộc vào điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tính chất công việc của người lao động.

Tuy nhiên, hình thức trả lương theo ngày được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng bởi tính tiện ích của nó:

  • Chính xác về thời gian làm việc thực tế của người lao động
  • Cơ sở để tính mức phụ cấp, trợ cấp chế độ
  • Căn cứ để tính tiền lương làm thêm giờ, tiền bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

tiền lương theo ngày công

2. Cách tính tiền lương theo ngày công

Theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, tiền lương theo ngày công được xác định theo công thức sau:

Tiền lương 1 ngày = Tiền lương tháng : Số ngày làm việc bình thường trong tháng

Lưu ý:


  • Số ngày làm việc bình thường trong tháng do doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày
  • Doanh nghiệp phải quy định ngày công chuẩn trong hợp đồng lao động, nội quy lao động và thể hiện cách tính lương trong quy chế lương thưởng của doanh nghiệp.
Ví dụ một số khoản tính theo ngày công
 
  • Tiền lương tháng:
Tiền lương tháng áp dụng chung cho lao động phổ thông tại doanh nghiệp X là 6 triệu đồng/tháng (26 ngày). Anh A là bảo vệ theo giờ hành chính, nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật. Tháng 4/2019 có 30 ngày và anh đi làm 22 ngày theo đúng lịch.

Tiền lương tháng 4/2019 của anh A = 6.000.000 : 26 x 22 = 5.076.923 đồng

 
  • Tiền bồi thường khi đơn phương chấm dứt:
Vì không được trả lương đầy đủ nên anh A đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 37 Bộ luật Lao động 2012, trường hợp này, anh A phải báo trước ít nhất 03 ngày, tuy nhiên, anh lại vi phạm 02 ngày.

Do đó, tiền bồi thường anh A phải chịu = 6.000.000 : 26 x 2 = 461.538 đồng

 
Phân hệ lương trên phần mềm kế toán MISA SME.NET giúp doanh nghiệp tự động hóa toàn bộ quy trình tính lương trong doanh nghiệp. Phần mềm đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ từ: Lập bảng chấm công theo thời gian, tính lương theo hệ số hoặc theo mức lương thỏa thuận; Tự động hạch toán chi phí lương, bảo hiểm, thuế TNCN; Lập bảng thanh toán lương, thuế TNCN, bảo hiểm. Đặc biệt, phần mềm có thể giúp doanh nghiệp tính lương làm thêm giờ, làm đêm, lập nhiều kỳ trả lương trong 1 tháng, tính lương theo buổi hoặc theo giờ.
dùng thử phần mềm
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không