Kiến thức Đào tạo Những phong cách lãnh đạo – Phần 2: Từ vô danh đến...

Những phong cách lãnh đạo – Phần 2: Từ vô danh đến một người thành công

7
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamTrước những gã khổng lồ trong kinh doanh, chúng ta vẫn thường nhìn vào đầy ngưỡng mộ và… kinh hãi. Nhiều người trong chúng ta đều lấy nguồn cảm hứng từ những mẫu người thành công giống nhau. Nhưng khoảng cách giữa ta và họ dường như quá lớn để lấp đầy. Vì vậy, chiến lược mà các nhà lãnh đạo nhỏ được khuyên nên làm là: Hãy trở thành con cá lớn bằng cách làm chủ cái ao nhỏ!

Con đường lên đến đỉnh sự nghiệp của chúng ta còn mơ hồ. Chắc chắn những người khác có những cũng có một vài ưu điểm nào đó; họ biết ai đó hoặc họ chính là những người được sinh ra đã có sẵn những đặc quyền.

Có thể họ được sinh ra trong những gia đình dòng dõi cao quý được mở sẵn cánh cửa đến việc trở thành lãnh đạo. Hoặc, có lẽ đó không phải là tất cả câu chuyện.

Peter Han đang băn khoăn trước những ngã rẽ của sự nghiệp. Ông ta là nhà đồng sáng lập và đã bán thành công một công ty phần mềm, và đang cố gắng để quyết định cách thức tạo ra một sự nghiệp như đã từng ao ước.

Để có được những gợi ý và động lực mình cần, Peter tìm đến 100 nhà lãnh đạo thành công và thảo luận với họ về cách thức họ tạo ra và phát triển sự nghiệp của mình.

Cuốn sách của ông, “Từ người vô danh đến một người thành công: Cách thức 100 sự nghiệp thành công bắt đầu” đã phân tích những bài học ông tìm được.

Trong khi có rất nhiều sách khác cũng nói về tiểu sử của các nhà lãnh đạo thành công, Peter là người đầu tiên tập trung vào những năm tháng đầu tiên và những quyết định giúp họ có được những bước ngoặt quan trọng mà nhiều người trong chúng ta ao ước.

Đây là một vài quan điểm gây ngạc nhiên mà Peter đã khám phá ra, những quan điểm có thể rất dễ chịu và cho chúng ta niềm hy vọng:

– Nhiều nhà lãnh đạo là những sinh viên trung bình (xét về mặt điểm số)

– Nhiều người trong số họ có tiểu sử rất đặc biệt

– Hầu hết họ đều nhận thức được giá trị và tin tưởng rằng cân bằng giữa công việc và cuộc sống là điều rất quan trọng.

– Nhà lãnh đạo có nhiều người thầy kinh nghiệm trong suốt cuộc đời họ.

– Tự nhận thức bản thân giúp họ có những sự lựa chọn khác thường.

– Một vài người có tầm nhìn từ sớm về sứ mệnh cao cả nhất trong cuộc đời họ, nhưng nhiều người trong số họ không hề có điều đó từ sớm.

Tom Clancy bắt đầu sự nghiệp của mình là một người bán bảo hiểm và trở thành một tác giả nổi tiếng. Những nghề trong quá khứ của chúng ta sẽ giúp bạn có được những kinh nghiệm và sự tự tin, nhưng thường có xu hướng hạn chế chúng ta chỉ đi theo những con đường nhất định trong tương lai.

Nhiều nhà lãnh đạo mà Peter phỏng vấn đã từng có những thay đổi nghề nghiệp lớn trong sự nghiệp của họ.

Tôi bị ấn tượng bởi hàng loạt những sự đa dạng và phẩm chất của những người Peter tìm hiểu như Grad Anderson – CEO của Best Buy; Paul Fireman – nhà sáng lập và chủ tịch của Reebok; Lowry Kline – Phó chủ tịch và CEO của Coca-Cola; Ron Sargent – CEO của Staples; Douglas Osheroff – học giả dành giải Nobel Vật lý; Ann Richards – Cựu thống đốc bang Texas; Eric Freedman – nhà báo giành giải Pulitzer; Shirley Tolghman – chủ tịch của trường đại học Princeton…

Những hiểu biết của những người này và các nhà lãnh đạo khác là nguồn sáng quý giá dẫn đường cho chúng ta trong hành trình khám phá của mình.

Hầu hết chúng ta có cơ hội nói chuyện với một số nhà lãnh đạo thành công trong cuộc đời mình, và khi điều này này xảy ra, bạn sẽ thấy đó là một kỉ niệm đáng nhớ.

Những câu chuyện của họ đầy tính thông thái, và hành động của họ toát lên uy quyền và sức mạnh của họ. Điều này không có nghĩa là họ hợm hĩnh và không thể nói chuyện được.

Chắc chắn một vài nhà lãnh đạo là tuýp người kiểu đó, nhưng Peter nhận thấy những người đã từng trải qua những chặng đường khó khăn để đạt đến đỉnh cao lại thường rất cởi mở và hào phóng.

Tương tự như vậy, bởi vì họ có những người thầy hướng dẫn thông thái và được tiếp sức bởi những động lực đó trên suốt chặng đường của họ, họ cũng ý thức được về trách nhiệm và mong muốn cho người khác những sự giúp đỡ như thế.

Làm cách nào những nhà lãnh đạo này trở nên vĩ đại? Cuốn sách của Peter có một bài học tôi thích nhất là “Trở thành con cá lớn bằng cách làm chủ cái ao nhỏ.” Peter nhận thấy rằng nhiều nhà lãnh đạo thành công bắt đầu trong những công ty địa phương nhỏ. Họ trở thành con cá lớn trong cái ao nhỏ của mình trước khi họ nhảy vào cái ao lớn hơn.

Trong một công ty nhỏ, chúng ta có những nghĩa vụ rộng và có tầm quan trọng hơn. Phạm vi công việc ít hạn chế hơn và rộng mở hơn so với các công ty lớn. Thêm vào đó, nếu như bạn là một ngôi sao nhạc rock trong một công ty nhỏ, bạn sẽ nhận được nhiều sự chú ý hơn và có nhiều cơ hội hơn.

Trong những công ty nhỏ, tôi làm việc trong thời gian dài hơn và giữ nhiều chức danh khác nhau. Trong các công ty lớn, tôi đảm đương ít nghĩa vụ hơn.

Kinh nghiệm thể loại này là vô giá. Độ rộng của các kinh nghiệm của bạn càng lớn thì bạn càng tự tin khi giải quyết những bất ngờ trên con đường của mình. Nếu bạn muốn bắt đầu một động lực cho sự nghiệp của mình, hãy cố gắng làm việc ở một công ty nhỏ hoặc vừa.

Sau đây là một trích đoạn trong “Từ người vô danh đến người thành công” nói về lợi ích của việc bắt đầu làm việc từ những công việc tại những công ty nhỏ:

“Sự tự tin để đạt được thành công lớn bắt nguồn từ những thành công của những nhiệm vụ nhỏ bé. Xét cho cùng sự tự tin là một điều rất mong manh.

Ngay cả với những lãnh đạo thành công nhất, sự tự tin của họ có thể rất thoáng chốc, rất khó để duy trì khuôn mặt lạnh lùng thờ ơ trước những biến động xung quanh, hay thậm chí tồi tệ hơn là trước những sự phản đối trực tiếp.

Điều quan trọng nhất để thành công là biết cách lảng tránh – đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu sự nghiệp. Những nhà lãnh đạo không phải ngoại lệ…

Họ không bắt đầu nghề đầu tiên của mình một cách kì diệu bởi niềm tin rằng họ có thể đạt được một cái gì lớn lao. Cũng giống như những người khác, một khi họ đã đạt được những thành công nhỏ, họ cần thiết phải xây dựng lòng tin cho những thành tựu lớn hơn.

Nhà báo được giải thưởng Pulitzer Alan Miller bắt đầu sự nghiệp bằng cách chịu trách nhiệm mảng tình hình ở Albany ngoại ô Colonie, New York. Giám đốc điều hành của UNICEF Carol Bellamy thành lập Tổ chức vì Hoà bình sau khi tốt nghiệp đại học.

Những doanh nghiệp nhỏ tạo điều kiện cho sáng tạo và sự linh hoạt; chúng ta có thể thử nghiệm các ý tưởng mới và các giả thiết, và nhìn thấy kết qủa trực tiếp của những quyết định của mình.

Tôi hỏi Peter về bí quyết dẫn đến thành công. Trong khi có nhiều rất nhân tố và mỗi con người là một thực thể duy nhất, Peter có nhấn mạnh một vài tố chất chung. Đây là một trích đoạn từ cuốn sách tổng kết lại những bí quyết mà ông ta đã khám phá ra:

Mỗi thái độ miêu tả ở các chương trước là những điều quan trọng nhất là những gia vị thần kì cho thực đơn để thành công. Khi phỏng cấn Luckovich và các lãnh đạo khác, tôi nhận thấy những gia vị đó là:

Năng lực ý chí thuần thuý, khả năng tập trung và biến quyết tâm thành hành động. Thứ hai, là năng lượng tích cực xuất hiện trong nhiều tình huống là niềm ham mê, và trong nhiều trường hợp khác là niềm lạc quan.

Năng lực ý chí và niềm hứng khởi là món súp bí mật, cái mà nhà báo chuyên viết về thể thao George Plimpton gọi là nhân tố X, những thành phần sẽ phá huỷ sự cân bằng giữa đầu vào và đầu ra và bằng cách nào đó, biến cái vô nghĩa thành một thành công.

Tôi không bị ngạc nhiên bởi điều này, nhưng đó là tin vui cho chúng ta. Tại sao ư? Niềm ham mê và năng lực ý chí của chúng ta là hoàn toàn trong tầm kiểm soát của chúng ta.

Nếu như đó là những gia vị bí mật dẫn đến thành công, chúng ta có tiềm năng và cơ hội để đạt đến những giấc mơ xa vời nhất. Điều mà tôi họ được khi nói chuyện với Peter và đọc cuốn sách của ông là chúng ta có thể thành công và thành công hơn nữa trong sự nghiệp của mình bất cứ khi nào chúng ta cởi mở với mọi người và để cho các khát khao của chúng ta đơm hoa kết trái.

Chúng ta không cần phải tuân theo những con đường nhất định; trên thực tế, đi theo những con đường nhất định thậm chí còn có phản ứng ngược lại.

Liên tục cải thiện và thay đổi là trong tầm khả năng của chúng ta; điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân chúng ta để tự tạo ra thành công của chính mình.

Lời khuyên từ Peter Han

1. Luôn luôn có thái độ cởi mở với sự thay đổi. Những nhà lãnh đạo tốt nhất có mục tiêu những họ cũng phản ứng với những biến động phản hồi từ môi trường xung quanh.

2. Lãnh đạo đỉnh cao không luôn luôn là những sinh viên đạt điểm A trong cuộc sống. Nhiều nhà lãnh đạo có quá khứ khác thường và những phiêu lưu rất kì quặc trong sự nghiệp của họ.

3. Là một người biết tận dụng cơ hội và sự cân bằng. Những người thầy của chúng ta có thể đến trong nhiều hình dáng và tình huống khác nhau, và những nhà lãnh đạo thành công nhất có nhiều hơn một người thầy.

4. Công việc có thể khiến bạn phát điên nhưng hãy bình tĩnh khi về nhà. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống là điều rất quan trọng.

Hầu hết các nhà lãnh đạo là những những hết sức chăm chỉ; những nhà lãnh đạo thành công nhất rèn luỵện được sự cân bằng giữa công việc và gia đình.

5. Hãy nhìn vào bản thân, chứ không phải lảng tránh bản thân. Nhiều nhà lãnh đạo tập trung vào những điểm yếu của họ hơn là điểm mạnh.

Biết điều gì làm nên con người bạn, người đó chính là bạn. Hãy xây dựng trên những thứ làm bạn trở nên độc đáo, trong khi đó hãy nhận thức được những điểm yếu của bạn.

Theo Lanhdao.net

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không