Kiến thức Tài chính kế toán Tạo điều kiện cho doanh nghiệp siêu nhỏ: Đại lý thuế được...

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp siêu nhỏ: Đại lý thuế được làm dịch vụ kế toán

721

Việc Bộ Tài chính ban hành Thông tư 132/2018/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho Doanh nghiệp siêu nhỏ là bước tiến quan trong để khuyến khích các doanh nghiệp siêu nhỏ phát triển, cũng như khuyến khích hộ kinh doanh lên doanh nghiệp. Cũng theo thông tư này, Đại lý thuế được làm dịch vụ kế toán nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp siêu nhỏ gỡ rối về dịch vụ kế toán – thuế.

Lợi ích khi đại lý thuế được làm dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ

Theo quy định tại Điều 20 Luật Quản lý thuế hiện hành, các doanh nghiệp làm dịch vụ thủ tục về thuế (gọi tắt là đại lý thuế) chỉ được làm các thủ tục về thuế như: đăng lý thuế, tính thuế, kê khai thuế, nộp thuế cho Doanh nghiệp (DN). Các đại lý thuế làm các dịch vụ về thuế cho doanh nghiệp được ký trên tờ khai của Doanh nghiệp, thay mặt Doanh nghiệp ký trên giấy nộp thuế, trên các mẫu biểu kê khai cho Doanh nghiệp theo quy định.

Tuy nhiên, hiện cả nước có khoảng 520.000 doanh nghiệp siêu nhỏ, những doanh nghiệp này có bộ máy kế toán rất đơn giản, thậm chí có Doanh nghiệp không có người làm kế toán, nhưng họ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thuế, họ được ký hợp đồng với các đại lý thuế để thay mình thực hiện nghĩa vụ thuế, vì chức năng làm tờ khai về thuế thì chỉ có địa lý thuế thực hiện. Nếu đại lý thuế không được phép làm dịch vụ kế toán thì họ phải đi thuê một doanh nghiệp làm dịch vụ kế toán, lấy số liệu của người làm kế toán đó cung cấp cho địa lý thuế để kê khai và nộp thuế. Như vậy thời gian và chi phí sản xuất của kinh doanh sẽ tăng lên. Để giảm chi phí họ thuê kế toán “chui”, không có bằng cấp, không chịu trách nhiệm trước pháp luật, nên doanh nghiệp gặp rất nhiều rủi ro. Đặc biệt, hiện nay cả nước đang thực hiện Nghị quyết 35, phấn đấu đến năm 2020 có 1 triệu doanh nghiệp. Theo đó, hàng trăm ngàn doanh nghiệp đổi lên Doanh nghiệp, thì kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ càng khó khăn hơn. 

 
dai-ly-thue

Theo bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam cho biết: “Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 132/2018/TT-BTC về chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ. Theo hướng dẫn của thông tư này, hệ thống kế toán rất đơn giản, chỉ có 7 tài khoản, thậm chí có một số trường hợp không cần phải lập báo cáo tài chính. Rõ ràng để để thực hiện nghĩa vụ thuế đối với những doanh nghiệp siêu nhỏ là rât đơn giản. Vậy tại sao lại không giao cho địa lý thuế làm luôn việc triển khai, nộp thuế và ký sổ sách kế toán (nếu có), như thế vừa tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp”.

Cũng theo bà Cúc, khi sử dụng những đại lý thuế này, vừa tiết kiệm chi phí chung cho xã hội và cả chi phí của cơ quan thuế. Đồng thời hiệu quả quản lý thuế cao hơn, minh bạch, rõ ràng hơn. Bởi các đại lý thuế họ có trình độ, có kỹ năng, có trình độ chuyên môn, tránh rủi ro về thuế.

 
 

Điều kiện làm dịch vụ kế toán cho Doanh nghiệp siêu nhỏ của Đại lý thuế

Đại lý thuế là một DN kinh doanh có điều kiện, điều này có nghĩa, họ muốn đứng ra thay mặt người nộp thuế ký trên tất cả các hồ sơ, thủ tục về thuế thì họ phải đủ trình độ, đủ điều kiện hành nghề. Một trong những điều kiện, đó là một đại lý thuế phải có ít nhất 2 người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế. Muốn có chứng chỉ hành nghề thì phải tham gia và trúng tuyển kỳ thi do Tổng cục Thuế tổ chức. Trong kỳ thi này, học viên phải đỗ 2 môn thuế: Chính sách pháp luật về thuế, quản lý thuế, kê khai thuế và môn kế toán: nguyên lý kế toán, kế toán DN, kế toán thuế (trừ trường hợp miễn thi theo quy định của Bộ Tài chính).

Khi học viên thi đạt yêu cầu cả hai môn đó, thì mới được cấp chứng chỉ. Nghĩa là khi đã được cấp chứng chỉ, người hành nghề đại lý thuế đã có đủ trình độ theo yêu cầu về thuế, về kế toán. Việc quy định đại lý thuế có ít nhất 2 người có chứng chỉ là hợp lý, đảm bảo chất lượng dịch vụ và đương nhiên DN này có đủ khả năng làm dịch vụ đại lý thuế, cũng như dịch vụ kế toán cho DN nhỏ, siêu nhỏ.

Theo Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam, bà Nguyễn Thị Cúc cho biết: “Hiện nay chúng ta mới có 105 DN cung cấp về dịch vụ kế toán, 555 DN đủ điều kiện hành nghề đại lý thuế, tập trung nhiều nhất ở các thành phố lớn: Hà Nội 171 đại lý, TP.Hồ Chí Minh 214 đại lý thuế. Tuy nhiên, mới chỉ có 41 tỉnh, thành phố có đại lý thuế, còn lại 22 địa phương chưa có đại lý thuế như: Sơn La, Phú Thọ, Hưng Yên, Phú Yên, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu…”

Điều đó lại đặt ra vấn đề là phải phát triển các đại lý thuế tại các tỉnh chưa có đại lý thuế nói trên và tăng thêm số lượng các công ty làm dịch vụ kế toán, đại lý thuế ở các tỉnh đã có đại lý thuế, vì các DN làm dịch vụ kế toán hiện nay mới cung cấp cho 5.000 DN. Trong khi đó, hiện có 520.000 DN siêu nhỏ, nếu cả 555 đại lý thuế cũng làm vụ kế toán thì cũng không cung cấp được bao nhiêu.

Nói thế để thấy rằng thị trường còn rất rộng và cần phải bổ sung thêm dịch vụ kế toán cho đại lý thuế, phải phát triển thêm hệ thống đại lý thuế. Nhưng không vì thế mà phát triển các đại lý thuế bằng mọi giá, mà vẫn phải đảm bảo chất lượng dịch vụ, vì thế cần phải đảm bảo điều kiện thi cử như quy định hiện hành.

 
Hiện nay, ngoài việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với dịch vụ thuế, Tổng Cục Thuế cũng đã và đang khuyến khích các doanh nghiệp siêu nhỏ sử dụng phần mềm kế toán nhằm giảm áp lực liên quan đến kế toán – thuế. MISA tự hào là đơn vị tiên phong trong việc tạo ra phần mềm kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ MISA StartBooks phần mềm kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ MISA SME.NET . Để sử dụng phần mềm thử phần mềm vui lòng đăng kí: 
 
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Theo Thời Báo Tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không