Kiến thức Tài chính kế toán Kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất nông, lâm nghiệp

Kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất nông, lâm nghiệp

8426
Đối với các doanh nghiệp sản xuất nông, lâm nghiệp kế toán sẽ thực hiện hạch toán kế toán như thế nào, dưới đây là một số hướng dẫn đối với các nghiệp vụ được áp dụng tại doanh nghiệp sản xuất nông, lâm nghiệp.

1. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất nông, lâm nghiệp

  • Hoạt động sản xuất nông nghiệp rất đa dạng nên cần chi tiết hóa theo ngành sản xuất, theo từng loại cây trồng hoặc theo từng loại súc vật nuôi để theo dõi nhằm tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành chính xác.
  • Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, phụ thuộc vào quy luật sinh trưởng của cơ thể sống nên thời điểm tính giá thành sản phẩm thường theo chu kỳ, theo thời vụ hoặc vào cuối năm.
  • Đối với doanh nghiệp vừa sản xuất nông nghiệp vừa tham gia chế biến sẽ tạo ra nhiều sản phẩm ở nhiều giai đoạn khác nhau, quá trình luân chuyển nội bộ phức tạp nên cần xác định rõ thời điểm, tiêu chuẩn tính giá thành. Đồng thời, cần có phương pháp đánh giá và hạch toán sản phẩm tiêu thụ nội bộ thích hợp.
  • Phương pháp tính giá thành:
– Hệ số
– Tỷ lệ.

kế toán doanh nghiệp nông lâm nghiệp

2. Kế toán chi phí sản xuất và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất nông, lâm nghiệp

2.1. Tài khoản sử dụng

  • Nhóm các tài khoản tập hợp chi phí: TK 621, 622, 627, 632, 641, 642…
  • Nhóm các tài khoản tập hợp doanh thu: TK 511, 515, 512
  • Nhóm các TK hàng tồn kho: TK 151, 152, 153, 154, 155
  • Nhóm các TK thanh toán: TK 131, 331,…
  • Nhóm các TK khác: TK 211, 214

2.2. Phương pháp kế toán

  • NV1: Khi thu mua nguyên vật liệu
Nợ TK 151, 152, 621,…: Giá mua + chi
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331,…
  • NV2: Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm
Nợ TK 621
Có TK 152
  • NV3: Tính ra lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất
Nợ TK 622
Có TK 334
form-news
  • NV4: Tính ra các khoản tiền phụ cấp, ăn ca phải trả công nhân trực tiếp sản xuất
Nợ TK 622
Có TK 334
  • NV5: Trích các khoản lương
Nợ TK 622: Trích 24%
Nợ TK 334: Trích 10,5%
Có TK 338: Trích 34,5%
  • NV6: Tập hợp chi phí sản xuất chung
Nợ TK 627, TK 133
Có TK 152, 153: Nếu xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ từ kho
Có TK 334, 338: Nếu tính ra lương, các khoản trích theo lương
Có TK 214: Nếu trích khấu hao tài sản cố định
Có TK 142, 242: Nếu phân bổ chi phí trả trước
Có TK 335: Nếu tính ra chi phí phải trả
Có TK 111, 112, 331: Nếu phát sinh dịch vụ mua ngoài
  • NV7: Kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Nợ TK 154
Có TK 621, 622, 627
  • NV8: Phản ánh giá trị sản phẩm phụ (nuôi ong thụ phấn thì mật ong là sản phẩm phụ)
Nợ TK 111, 112, 152, 621
Có TK 154
  • NV9: Phản ánh giá thành sản phẩm hoàn thành
Nợ TK 155, 157, 632
Có TK 154
  • NV10: Tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 641, 642, 133
Có TK 152, 153: Nếu xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ từ kho
Có TK 214: Nếu trích khấu hao tài sản cố định
Có TK 142, 242: Nếu phân bổ chi phí trả trước
Có TK 335: Nếu tính ra chi phí phải trả
Có TK 111, 112, 331: Nếu phát sinh dịch vụ mua ngoài
  • NV11: Khi tiêu thụ sản phẩm
Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 154, 155, 157
Phản ánh doanh thu:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511 Có TK 3331 
  • NV12: Các nghiệp vụ kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh: Tương tự như doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thông thường. 
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không