Quản trị từ lâu đã có vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội. Đối với một tổ chức hay một cá nhân thì vai trò quản trị tài chính này hầu như không thay đổi và trở lên quan trọng hơn bao giờ hết đặc biệt là với doanh nghiệp. Quản trị tốt sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn và hoạt động hiệu quả.
Những nghiên cứu chỉ ra rằng, có mối quan hệ chặt chẽ giữa việc thực hiện quản trị tài chính với giá cổ phiếu và kết quả hoạt động của công ty nói chung. Theo đó, nếu như doanh nghiệp quản trị hiệu quả sẽ được nhà đầu tư đánh giá cao, mang lại nhiều lợi ích cho các thành viên trong công ty.
Quản trị tài chính là gì?
Trong trường cao đẳng hay đại học thì quản trị tài chính là môn học mà trong đó sẽ nghiên cứu các mối quan hệ tài chính phát sinh trong kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
Nhưng thực tiễn lại cho một khái niệm khác về quản trị tài chính, theo đó, quản trị tài chính là việc lựa chọn và đưa ra quyết định tài chính. Dựa trên quyết định này, doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện các công việc liên quan nhằm mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đề ra. Trong quá trình thực hiện quản trị tài chính doanh nghiệp cũng sẽ tối đa hóa được lợi nhuận và làm tăng giá trị của doanh nghiệp. Từ đó, thương hiệu và tính cạnh tranh trên thị trường cũng tăng lên.
Các phương pháp quản trị tài chính mà doanh nghiệp cần biết
Các phương pháp quản trị tốt sẽ giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả. Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, việc quản trị tài chính hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nói chung và kế toán nói riêng nắm rõ được tình hình tài chính, từ đó tránh được những biến động về tài chính trong doanh nghiệp.
Phương pháp thứ nhất: Tiến hành phân tích số liệu và tình hình hoạt động
Chủ doanh nghiệp luôn nằm lòng các phương pháp phân tích số liệu, thống kê, so sánh, đối chiếu số liệu nhằm nâng cao tình hình hoạt động kinh doanh. Để nắm được các phương pháp như trên, chủ doanh nghiệp cần phải hiểu và dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình, sau đó tiến hành phân tích các số liệu đó. Từ đó nhìn thấy được tình hình thực tế và cơ hội kinh doanh mới để nắm bắt, để thay đổi và tạo ra những bước đột phá.
Phương pháp thứ hai: Cơ chế quản lý nguồn vốn
Một trong những yếu tố mà các nhà quản lý tài chính phải chú trọng đó chính là cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ chế quản lý nguồn vốn quyết định đến sự phát triển các hoạt động kinh doanh và đảm bảo tính an toàn cho doanh nghiệp. Vì thế nên cần phải cơ cấu thu chi phù hợp với việc cắt giảm chi phí đầu vào. Để đảm bảo kế hoạch chi hợp lý, hiệu quả, đảm bảo kiểm soát được bội chi, tiến tới cân bằng vốn và doanh thu.
Phương pháp thứ ba: Chủ động tiếp cận và tìm kiếm nguồn vốn
Các nhà quản lý phải tài chính phải tập trung hoàn thiện cơ chế tài chính. Cần chủ động tiếp cận và tìm kiếm nguồn vốn đầu tư trên thị trường nguồn vốn, thị trường tài chính và phải coi chi phí đầu tư về vốn là một phần của hiệu quả đầu tư đầu tư và sản xuất kinh doanh.
Phương pháp thứ tư: Hình thành đội ngũ chuyên gia quản lý tài chính
Các nhà quản lý phải đẩy nhanh tiến trình nâng cao năng lực của bộ máy quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Đặc biệt phải khẩn trương hình thành đội ngũ chuyên gia quản lý tài chính có năng lực, trình độ chuyên môn, đáp ứng của các hoạt động kinh doanh.
Phương pháp thứ năm: Lựa chọn cơ cấu nguồn vốn
Các nhà quản lý tài chính cần xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn sử dụng sao cho tiết kiệm và đạt hiệu quả nhất.. Từ khái niệm này giúp chúng ta nhận ra rằng, quản trị là một hoạt động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong một tổ chức. Đó là quá trình nhằm tạo nên sức mạnh gắn liền các vấn đề lại với nhau trong tổ chức và thúc đẩy các vấn đề chuyển động.
Phương pháp thứ sáu: Sử dụng phần mềm quản trị tài chính
Doanh nghiệp sử dụng phần mềm quản trị tài chính nhằm giúp quản lý hiệu quả, giảm thiểu sai sót. Phần mềm quản lý tài chính như phần mềm kế toán, phần mềm doanh nghiệp hợp nhất giúp doanh nghiệp quản trị hiệu quả. Thêm vào đó, giúp chủ doanh nghiệp theo dõi được tình hình doanh nghiệp mọi nơi, mọi lúc trên mọi nền tảng.
>> 5 quy tắc quản lý tiền cho doanh nghiệp nhỏ, bạn không nên bỏ qua