Ngành Logistic có mặt tại Việt Nam trong khoảng 30 năm trở lại đây với tốc độ phát triển vô cùng ấn tượng, lên đến 35 – 40%. Hiện tại, có hơn 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này và con số này dự đoán sẽ càng tăng chóng mặt trong thời gian sắp tới. Dưới đây là một số phương pháp giúp doanh nghiệp lĩnh vực logistic quản lý hoạt động tài chính, kế toán hiệu quả hơn.
>> Các định khoản kế toán cơ bản tại công ty logistic
>> Một số lưu ý đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistic
>> Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng tốt các nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp lĩnh vực logistic
1. Quản lý bằng quy trình ngoài
Nhân viên cần tự lập một quy trình theo dõi dựa trên một số công cụ có sẵn (VD: Excel….) để theo dõi nhập xuất hàng hóa, quản lý quy trình đóng gói, vận chuyển và theo dõi tình hình doanh thu từng khách hàng, đơn hàng. Ngoài ra khi quy mô mở rộng hơn doanh nghiệp cần theo dõi doanh thu, tình hình kinh doanh từng chi nhánh, địa bàn kinh doanh, thiết lập chính sách giá phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Ngoài ra nếu cần quản lý các thông tin như so sánh doanh thu, biểu đồ phân tích tồn kho, biểu đồ phân tích công nợ đến hạn, quá hạn, các mẫu biểu hóa đơn chứng từ, biên bản bàn giao ….nhân viên cần tự lập báo cáo, tự tạo mẫu biểu. Việc này đòi hỏi nhân viên phải có tư duy logic tốt, kỹ năng sử dụng công cụ thành thạo (VD: kỹ năng sử dụng excel), kiến thức nghiệp vụ kế toán chắc chắn. Cách này sẽ tốn nhiều thời gian và dễ xảy ra nhầm lẫn sai sót.
Một số mẫu biểu quản lý bằng excel:
- Quản lý tồn kho bằng excel: File download quản lý tồn kho bằng excel tham khảo Tại đây
- Quản lý doanh thu bán hàng bằng excel: File download quản lý doanh thu bằng excel tham khảo Tại đây
- Quản lý công nợ bằng excel: File download quản lý tồn kho bằng excel tham khảo Tại đây
2. Quản lý bằng phần mềm
Các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực logistic sẽ cần tương đối nhiều báo cáo quản trị để quản lý được doanh thu của từng đơn hàng, hợp đồng vận chuyển và tình hình tồn kho để có kế hoạch xuất – nhập hợp lí, đồng thời quản lý hiệu quả công nợ khách hàng ra sao để tránh chiếm dụng vốn.
Khi các lô hàng được nhập, xuất và đóng gói, vận chuyển thì thông tin về hàng hóa sẽ được ghi nhận trên hệ thống phần mềm. Dựa trên các tính năng thông minh của phần mềm, người dùng có thể dễ dàng theo dõi và quản lý đặc biệt có thể theo dõi mọi lúc mọi nơi với tính năng tích hợp phần mềm kế toán với điện thoại thông minh, máy tính bảng.
Những thao tác nghiệp vụ mà người dùng cần nhiều thời gian nếu xử lý ở bên ngoài, phần mềm có thể xử lý được nhanh chóng như:
- Tính giá vốn cho từng đơn hàng, hợp đồng
- Quản lý tình hình nhập – xuất – tồn kho theo từng hợp đồng
- Hạch toán đa ngoại tệ
- Quản lý doanh thu, chi phí, lãi/lỗ, tình hình thực hiện của từng hợp đồng
- Theo dõi các khoản chi hộ
- Quản lý công nợ khách hàng theo từng hợp đồng
>> Các định khoản kế toán cơ bản tại công ty logistic
>> Một số lưu ý đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistic
>> Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng tốt các nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp lĩnh vực logistic