Kiến thức Tài chính kế toán Năm 2022, dự kiến áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính...

Năm 2022, dự kiến áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính Quốc tế

427
Theo ông Vũ Đức Chinh – Cục trưởng Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) cho biết, Đề án Chuẩn mực IFRS đã được trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc đưa Chuẩn mực báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS) được cho là đang đi theo hướng phù hợp giúp tăng cường hiệu quả trong việc báo cáo tài chính ở Việt Nam.

International Accounting Standard (IAS) là các Chuẩn mực Kế toán Quốc tế được Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASC), có trụ sở tại Luân Đôn, vương quốc Anh ban hành từ năm 1973 đến năm 2001. Sau thời điểm này, IASC tái cấu trúc thành Hội đồng Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB). IASB kế thừa các IAS do IASC ban hành, đồng thời sửa đổi và ban hành các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế mới là International Financial Reporting Standard (IFRS).

>> Hướng dẫn chi tiết viết hóa đơn giá trị gia tăng mới nhất 2019
>> Hướng dẫn phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ cho doanh nghiệp sản xuất 
>> Xử lý trường hợp làm mất liên 2 hoá đơn xóa bỏ và mức xử phạt

Ngày 19/7/2019, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có Quyết định số 1218/QĐ-BTC thành lập Ban dịch thuật, Ban soát xét bản dịch IFRS. Theo đó Ban biên dịch và Ban soát xét bản dịch IFRS. Theo đó Ban biên dịch và Ban soát xét có trách nhiệm thực hiện các công việc theo quy trình của Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế đối với việc dịch thuật; Tổ chức việc dịch thật và soát xét bản dịch chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế phù hợp với tiến độ quy định…

chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

Theo ông Chính, việc dịch nguyên bản bộ thuật ngữ IFRS và nội dung hướng dẫn sang tiếng Việt là công việc rất quan trọng, tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Ban chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và đảm bảo phù hợp với ngôn ngữ, ngữ cảnh, pháp luật Việt Nam.

“Những văn bản dịch này sẽ được công nhận như văn bản pháp lý để các đơn vị tổ chức thực hiện, các cơ quan quản lý nhà nước, các đối tác… đối chiếu, xem xét” – ông Chính cho hay.

Theo ông Stephen Schuster – Chuyên gia tài chính, Giám đốc dự án, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), báo cáo tài chính được lập bằng cách sử dụng một bộ chuẩn mực kế toán chung giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về cơ hội đầu tư của mình. Bên cạnh đó, việc sử dụng IFRS giúp cho việc huy động vốn từ thị trường nước ngoài với chi phí thấp hơn, khi điều đó có thể tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài rằng báo cáo tài chính của họ tuân thủ các chuẩn mực kế toán được chấp nhận trên thế giới. IFRS sẽ cung cấp cho các chuyên gia kế toán nhiều cơ hội hơn, vì ngày càng nhiều nơi trên thế giới sử dụng thông lệ chung về kế toán.

Theo lộ trình, từ năm 2019 đến hết năm 2021, Bộ Tài chính chuẩn bị các điều kiện cần thiết triển khai thực hiện Đề án để đảm bảo hỗ trợ các doanh nghiệp bắt đầu áp dụng IFRS từ năm 2022, như: công bố bản dịch IFRS ra tiếng Việt, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng các hướng dẫn áp dụng IFRS…
Từ năm 2022 đến 2025, việc áp dụng IFRS là tự nguyện hoặc do Bộ Tài chính lựa chọn để áp dụng lập báo cáo tài chính hợp nhất tại các công ty mẹ của Tập đoàn Nhà nước quy mô lớn có khoản vay quốc tế, hoặc công ty niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn. Sau năm 2025, các doanh nghiệp niêm yết bắt buộc lập báo cáo hợp nhất theo IFRS.
Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh những lợi ích về chất lượng Báo cáo tài chính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút dòng vốn đầu tư, trong nước và trực tiếp nước ngoài về Việt Nam… khi áp dụng IFRS, Việt Nam sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Chẳng hạn như: Thị trường vốn, thị trường tài chính chưa phát triển đủ mạnh nên việc cung cấp thông tin để xác định giá trị hợp lý của một số loại tài sản, nợ phải trả, đặc biệt là một số công cụ tài chính như trái phiếu chuyển đổi, công cụ phái sinh, cổ phiếu ưu đãi,… có thể bị hạn chế hoặc gặp khó khăn.
Nguồn nhân lực nhìn chung chưa được đào tạo về IFRS, thiếu các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc thực hành IFRS, đại bộ phận kế toán viên đều chưa được đào tạo về IFRS nên sự sẵn sàng áp dụng IFRS còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp có tâm lý ngại thay đổi.
Do IFRS yêu cầu một số kỹ thuật phức tạp và thực hiện một số đánh giá mang tính chủ quan, như việc thực hiện các ước tính về giá trị hợp lý khi không có giá niêm yết trên thị trường, giá trị có thể thu hồi, tổn thất tài sản của đơn vị tạo tiền và lợi thế thương mại, xác định giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai… Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có đủ năng lực và trình độ, nếu không có một thời gian chuẩn bị thì việc áp dụng IFRS sẽ rất khó thành công.
Bên cạnh đó, là việc xác định thu nhập chịu thuế của cơ quan thuế có thể trở nên phức tạp do khoảng cách giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán có thể khác biệt khi doanh nghiệp lập báo cáo tài chính theo IFRS.
form-news
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không