>> Dùng thử hóa đơn điện tử meInvoice.vn
>> Chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử
>> 5 Điểm mới đáng chú ý nhất tại Thông tư 68/2019/TT-BTC
>> Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp hóa đơn điện tử đáp ứng Thông tư 68/2019/TT-BTC?
1. Điều kiện để trở thành nhà cung cấp hóa đơn điện tử theo Thông tư 68/2019/TT-BTC
So với Nghị định 119/2019/NĐ-CP thì điều kiện của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử tại Thông tư 68/2019/TT-BTC có phần cụ thể và chặt chẽ hơn.
Nhà cung cấp hóa đơn điện tử cần đáp ứng đủ các yêu cầu dựa trên 4 tiêu chí:
1.1 Về chủ thể:
Đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử cần kinh nghiệm trong việc xây dựng giải pháp công nghệ thông tin và giải pháp trao đổi dữ liệu điện tử giữa các tổ chức, cụ thể:
– Có tối thiểu 05 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
– Đã triển khai hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin cho tối thiểu 10 tổ chức.
– Đã triển khai hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử giữa các chi nhánh của doanh nghiệp hoặc giữa các tổ chức với nhau.
1.2 Về tài chính:
1.3 Về nhân sự:
– Có tối thiểu 20 nhân viên kỹ thuật trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin, trong đó có nhân viên có kinh nghiệm thực tiễn về quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu.
– Có nhân viên kỹ thuật thường xuyên theo dõi, kiểm tra 24h trong ngày và 7 ngày trong tuần để duy trì hoạt động ổn định của hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử và hỗ trợ người sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử.
1.4 Về kỹ thuật:
– Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật, quy trình sao lưu dữ liệu tại trung tâm dữ liệu chính theo quy định tại mục d, khoản 1 Điều 32 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
– Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật dự phòng đặt tại trung tâm dự phòng cách xa trung tâm dữ liệu chính tối thiểu 20km sẵn sàng hoạt động khi hệ thống chính gặp sự cố.
– Kết nối trao đổi dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế phải đáp ứng yêu cầu tại mục d, khoản 1, Điều 23 Thông tư 68/2019/TT-BTC.
Như vậy, quy định trên của Bộ Tài Chính đã góp phần sàng lọc và thu hẹp về số lượng các nhà cung cấp hóa đơn điện tử. Việc này vừa đảm bảo chất lượng cung cấp dịch vụ, vừa đem lại sự lựa chọn dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp trong thời điểm gấp rút triển khai hóa đơn điện tử.
Tổng cục Thuế sẽ căn cứ quy định tại Điều 23 Thông tư này thực hiện ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đối với các đơn vị cung cấp đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên.
2. MISA là nhà cung cấp hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ 4 tiêu chí của Thông tư 68/2019/TT-BTC
Thông tư 68/2019/TT-BTC được chính thức ban hành đồng nghĩa với việc rất nhiều đơn vị không thể đáp ứng các điều kiện để trở thành nhà cung cấp hóa đơn điện tử. Các doanh nghiệp đang có nhu cầu triển khai hóa đơn điện tử cần hết sức lưu ý điều này để không gặp rủi ro trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp.
Là một trong những nhà cung cấp hóa đơn điện tử uy tín hàng đầu, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC, MISA tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường hóa đơn điện tử bằng việc đạt chuẩn cả 4 tiêu chí Thông tư 68/2019/TT-BTC.
2.1 Về chủ thể
MISA là thương hiệu hàng đầu Việt Nam với 25 năm kinh nghiệm triển khai hệ thống cung cấp giải pháp công nghệ thông tin và phát triển phần mềm kế toán, hoá đơn điện tử, kê khai thuế,…
Khách hàng của MISA hiện nay lên đến 200.000 tổ chức và hàng triệu cá nhân.
2.2 Về tài chính
MISA đã ký cam kết bảo lãnh với giá trị hơn 5 tỷ đồng với tổ chức tín dụng uy tín nhằm đảm bảo khả năng giải quyết rủi ro và bồi thường thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ.
2.3 Về nhân sự
MISA có hơn 1800 nhân sự, trong đó có đến gần 200 nhân viên kỹ thuật trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin. Trong đó, hơn 150 nhân viên có kinh nghiệm thực tiễn về quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu.
Nhân viên kỹ thuật và tổng đài của MISA luôn trực 24/7 để thường xuyên theo dõi, kiểm tra hệ thống, đảm bảo sự ổn định trong việc trao đổi dữ liệu điện tử và hỗ trợ người sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử qua nhiều kênh tư vấn: Hotline, Forum, chatbot, facebook,…
Với slogan “Tin cậy – tiện ích – tận tình”, đội ngũ chuyên viên của MISA luôn có đầy đủ nghiệp vụ, kinh nghiệm để hỗ trợ khách hàng tốt nhất, kịp thời nhất và chính xác nhất.
2.4 Về kỹ thuật
Tính an toàn, bảo mật của meInvoice.vn được chứng minh qua những công nghệ độc quyền và chứng nhận mang tầm quốc tế:
- MISA có hạ tầng công nghệ thông tin quy mô về cả số lượng và chất lượng. Điều này đảm bảo cho sự liên tục trong vận hành hệ thống ngay cả khi số lượng khách hàng sử dụng lên đến hàng trăm nghìn doanh nghiệp trên cả nước.
- Phương án dự phòng luôn được MISA chuẩn bị kỹ lượng bằng việc đặt các máy chủ dự phòng ở nhiều vị trí khác nhau nhằm hạn chế tối đa rủi ro về mất dữ liệu của khách hàng.
- Trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế Tier3, có khả năng lưu trữ dữ liệu hóa đơn lên tới 10 năm theo quy định luật Kế toán mà không lo mất, hỏng, thất lạc hóa đơn.
- meInvoice.vn cũng là phần mềm hóa đơn điện tử duy nhất có đầy đủ chứng chỉ, quy trình về bảo mật thông tin theo tiêu chuẩn ISO 27.000 và CSA Star.
- Công nghệ Blockchain được đưa vào meInvoice.vn nhằm chống giả mạo, mất cắp hóa đơn điện tử và đảm bảo tính minh bạch cho doanh nghiệp.
Như vậy, có thể thấy MISA là một trong số ít những nhà cung cấp hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tại Điều 23, Thông tư 68/2019/TT-BTC. Những tiêu chuẩn trên được MISA xây dựng và phát triển trong suốt bề dày 25 năm phụng sự xã hội của mình, do đó MISA sẵn sàng cam kết về uy tín và chất lượng của từng sản phẩm. Sản phẩm hóa đơn điện tử meInvoice.vn của MISA tự hào là sản phẩm được cơ quan thuế chứng thực và khuyến khích sử dụng.
> 4 Tính năng ưu việt của phần mềm hóa đơn điện tử meInvoice.vn
>> Dùng thử hóa đơn điện tử meInvoice.vn
>> Chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử
>> 5 Điểm mới đáng chú ý nhất tại Thông tư 68/2019/TT-BTC
>> Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp hóa đơn điện tử đáp ứng Thông tư 68/2019/TT-BTC?