Kiến thức Tài chính kế toán Kế toán ngoại tệ doanh nghiệp và cách hạch toán theo thông...

Kế toán ngoại tệ doanh nghiệp và cách hạch toán theo thông tư 200

9380
Công việc của kế toán ngoại tệ doanh nghiệp là gì? Khi mua bán  ngoại tệ thì kế toán cần phải nắm vững và áp dụng những nguyên tắc và phương pháp hạch toán những tỷ giá liên quan nào? Bài viết dưới đây giúp bạn giải quyết những thắc mắc trên.
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang có ngày càng nhiều hơn các giao dịch cũng như các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ. Chính vì thế, vai trò kế toán ngoại tệ doanh nghiệp càng trở nên quan trọng hơn.
Khi mua bán ngoại tệ thì kế toán cần phải nắm vững và áp dụng những nguyên tắc và phương pháp hạch toán những tỷ giá liên quan nào là vấn đề được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Bài viết dưới đây giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

I. Cách hạch toán ngoại tệ theo thông tư 200

1. Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ bằng ngoại tệ

  • Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch).
  • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái).
  • Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).
  • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái).

2. Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ nhưng chưa thanh toán, khi vay hoặc nhận nợ nội bộ

  • Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 627, 641, 642…
  • Có các TK 331, 341, 336…

3. Khi ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ để mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ

Kế toán phản ánh số tiền ứng trước cho người bán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, ghi:
  • Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước).
  • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính ( nếu lỗ tỷ giá hối đoái).
  • Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).
  • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái).
Khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ từ người bán:

+ Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán, ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước:

  • Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642.
  • Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày ứng trước).
+ Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ còn nợ chưa thanh toán tiền, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (ngày giao dịch), ghi:
  • Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch).
  • Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày giao dịch).

4. Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (nợ phải trả người bán, nợ vay, nợ thuê tài chính, nợ nội bộ…)

  • Nợ các TK 331, 336, 341,… (tỷ giá ghi sổ kế toán).
  • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái).
  • Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).
  • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái).

Cách hạch toán ngoại tệ theo thông tư 200

II. Nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá

1. Doanh nghiệp phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết

Doanh nghiệp  thực hiện theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản: Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản phải thu, các khoản phải trả.

2. Phản ánh nay vào doanh thu hoạt động tài chính

Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá đều được phản ánh ngay vào doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ) tại thời điểm phát sinh.
Riêng khoản chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động do Nhà nước nắm giữ 100% VĐL có thực hiện dự án, công trìnhgắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế an ninh, quốc phòng phải được tập hợp, phản ánh trên TK 413 và được phân bổ dần vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính khi doanh nghiệp đi vào hoạt động theo nguyên tắc:
  • Khoản lỗ tỷ giá lũy kế trong giai đoạn trước hoạt động được phân bổ trực tiếp từ TK 413 vào chi phí tài chính, không thực hiện kết chuyển thông qua TK 242 – chi phí trả trước; và vào doanh thu hoạt động tài chính, không thực hiện kết chuyển thông qua TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện.
  • Thời gian phân bổ thực hiện theo quy định của pháp luật đối với loại hình doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

3. Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ

Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Đối với các doanh nghiệp đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái.

4. Không được vốn hoá các khoản chênh lệch tỷ giá vào tài sản dở dang

Doanh nghiệp không được vốn hóa các khoản chênh lệch tỷ giá vào giá trị tài sản dở dang.
Nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá

III. Quy định chung về tỷ giá ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

1. Chênh lệch tỷ giá chủ yếu phát sinh trong các trường hợp

  • Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.
  • Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ.
  • Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.
  • Các loại tỷ giá hối đoái sử dụng trong kế toán là tỷ giá giao dịch thực tế và tỷ giá ghi sổ kế toán.

2. Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế

Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ: Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN VN công bố tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
Trường hợp hợp đồng không quy định tỷ giá thanh toán thì DN ghi sổ kế toán theo nguyên tắc:
  • Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của NHTM nơi DN chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh.
  • Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của NHTM nơi DN dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh.
  • Tỷ giá giao dịch thực tế khi góp vốn hoặc nhận vốn góp: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi DN mở tài khoản (TK) để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn.
  • Các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ , tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua của NHTM nơi DN thực hiện thanh toán.

3. Nguyên tắc xác định tỷ giá ghi sổ

Căn cứ theo TT số 53/2016/TT-BTC, tỷ giá ghi sổ gồm: Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh hoặc tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động, trong đó:
  • Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh khi thu hồi các khoản NPT, các khoản ký cược, ký quỹ hoặc thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, được xác định theo tỷ giá tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc tại thời điểm đánh giá lại cuối kỳ của từng đối tượng.
  • Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động là tỷ giá được sử dụng tại bên có tài khoản tiền khi thanh toán tiền bằng ngoại tệ, được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị được phản ánh tại bên Nợ tài khoản tiền chia cho số lượng ngoại tệ thực có tại thời điểm thanh toán.
Trên đây là cách hạch toán ngoại tệ theo thông tư 200 và những nguyên tắc và phương pháp hạch toán những tỷ giá liên quan mà kế toán cần nắm rõ. Với quy trình khá phức tạp, nhiều nguyên tắc và quy định, chắc hẳn sẽ không ít kế toán gặp phải sai sót.
Phần mềm kế toán MISA SME.NET là giải pháp hàng đầu hiện nay giúp kế toán hạn chế tối đa sai sót và hạch toán chính xác. Để trải nghiệm phần mềm miễn phí trong 30 ngày, bạn hãy nhanh tay đăng ký tại link sau:
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không