Kiến thức Tài chính kế toán Người lao động ký hợp đồng mùa vụ dưới 3 tháng có...

Người lao động ký hợp đồng mùa vụ dưới 3 tháng có phải tham gia bảo hiểm xã hội?

3022

Hợp đồng lao động dạng mùa vụ (theo mùa) là dạng hợp đồng ngắn hạn mà người sử dụng lao động phải thực hiện các nghĩa cụ pháp lý bắt buộc theo quy định của luật lao động, bảo hiểm xã hội. Nhiều người lao động thắc mắc rằng hợp đồng mùa vụ dưới 3 tháng có phải tham gia bảo hiểm xã hội. Dưới đây là những quy định cho trường hợp đó?

Quy định về bảo hiểm xã hội của người lao động ký hợp đồng mùa vụ dưới 3 tháng

Theo Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bao gồm:
“a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;”
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 :

“5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”

Theo đó, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội được cộng dồn trên tổng thời gian đã đóng.

Quy định về việc thỏa thuận bảo hiểm xã hội với người sử dụng lao động

Ngoài ra, việc tham gia bảo hiểm xã hội không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm của người lao động cũng như người sử dụng lao động vì vậy người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội.
Trong trường hợp người lao động  và doanh nghiệp tức người sử dụng lao động thỏa thuận không tham gia thì hai bên có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
“Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”
Căn cứ theo quy định trên thì hành vi của người lao động có thể bị phạt vi phạm hành chính với mức từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Ngoài ra, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội cho khoảng thời gian chưa đóng trên.
form-news
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không