Báo cáo tài chính là cụm từ quen thuộc với kể toán doanh nghiệp. Tuy nhiên đã có trường hợp kế toán thiếu sót khi lên báo cáo tài chính doanh nghiệp. Vậy bộ báo cáo tài chính theo thông tư 200 gồm những báo cáo gì? Tài liệu nào cần có và không cần có trong Báo cáo tài chính? Dưới đây, bài viết sẽ liệt kê đầy đủ bộ tài liệu cho kế toán áp dụng theo đúng chế độ kế toán hiện hành.
Chế độ kế toán hiện hành đã quy định rõ báo cáo tài chính gồm những gì. Vì vậy, kế toán doanh nghiệp cần phải căn cứ vào chế độ kế toán mà doanh nghiệp mình đang áp dụng để lập và nộp báo cáo tài chính các loại tương ứng cho cơ quan chức năng.
1. Báo Cáo Tài Chính đối với Doanh Nghiệp áp dụng thông tư 200/2014/TT-BTC
Vậy để hoàn thiện một bộ báo cáo tài chính thông tư 200 cần những gì?
Theo quyết định 200/2014/TT-BTC, tại điều 100 có quy định hệ thống báo cáo tài chính rõ ràng như sau:
- Báo cáo tài chính (bắt buộc nộp) gồm:
+ Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01- DN
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh : Mẫu số B02- DN
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03-DN
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DN
- Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm:
Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ:
+ Bảng cân đối kế toán giữa niên độ Mẫu B 01a – DN
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ Mẫu B 02a – DN
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ Mẫu B 03a – DN
+ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc Mẫu B 09a – DN
Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:
+ Bảng cân đối kế toán giữa niên độ Mẫu B 01b – DN
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ Mẫu B 02b – DN
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ Mẫu B 03b – DN
+ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc Mẫu B 09a – DN
+ Biểu mẫu các loại BCTC theo Thông tư 200 bạn đọc tham khảo chi tiết tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo Tài chính đối với Doanh nghiệp áp dụng thông tư 133/2016/TT-BTC
Theo quyết định 133/2016/TT-BTC, tại điều 100 có quy định hệ thống báo cáo tài chính rõ ràng như sau:
Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng hoạt động giả định liên tục
• Báo cáo tài chính (bắt buộc nộp) gồm:
• Báo cáo tình hình tài chính: Mẫu số B01 – DNN
• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh : Mẫu số B02 – DNN
• Bản thuyết minh báo cáo tài chíh: Mẫu số B09 – DNN
• Báo cáo không bắt buộc nhưng khuyến khích lập:
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03 -DNN
Đối tượng áp dụng: Doanh Nghiệp vừa và nhỏ không đáp ứng hoạt động giả định liên tục
• Báo cáo tài chính (bắt buộc nộp) gồm:
• Báo cáo tình hình tài chính: Mẫu số B01 – DNNKLT
• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh : Mẫu số B02 – DNN
• Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09 – DNNKLT
• Báo cáo không bắt buộc nhưng khuyến khích lập:
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03 -DNN
Đối tượng áp dụng: Doanh Nghiệp siêu nhỏ
• Báo cáo tài chính (bắt buộc nộp) gồm:
• Báo cáo tình hình tài chính: Mẫu số B01 – DNSN
• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh : Mẫu số B02 – DNSN
• Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09 – DNSN
>> Bộ chứng từ sắp xếp khoa học cho sổ sách kế toán niên độ 2020 mà kế toán cần biết
>> Quy định về việc xử phạt khi khai sai các chỉ tiêu thuế
>> Cách đưa lương thưởng tháng 13 vào chi phí hợp lý mà kế toán cần biết
3. Các loại báo cáo tài chính 2021 bao gồm loại nào?
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn tại thời điểm hiện tại của doanh nghiệp, trong đó:
- Tài sản: Tài sản ngắn hạn (gồm tiền mặt, khoản phải thu và hàng tồn kho); tài sản dài hạn (tòa nhà, máy móc, tài sản vô hình)
- Nợ: bao gồm nợ ngắn hạn (các khoản phải trả trong thời hạn 12 tháng tiếp theo) và dài hạn
Báo cáo lưu chuyển tiền mặt
Báo cáo lưu chuyển tiền mặt đóng vài trò quan trọng, giúp doanh nghiệp thanh toán nhanh các khoản cần thiết. Báo cáo lưu chuyển tiền mặt vào và ra ở 3 phần:
- Dòng tiền đến từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: các chi phí thực tế phát sinh và doanh thu
- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: tài sản dài hạn, tiền mặt, hoặc các thu nhập từ việc bán tài sản dài hạn
- Từ hoạt động tài chính: Nguồn thu từ lãi xuất được trả, vay mới hoặc được trả tiền vay
Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh, doanh nghiệp có thể nắm được các khoản chi phí phát sinh và lãi/lỗ vào cuối kỳ, bao gồm
- Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Chi phí phát sinh từ chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí bán hàng và chi phí tài chính
- Lợi nhuận ròng
Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính sẽ phân tích chi tiết và tường thuật lại theo các chỉ tiêu đã quy định dựa trên các số liệu trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ
Phần mềm kế toán MISA SME.NET là phần mềm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà quản trị và kế toán. Phần mềm kế toán MISA SME.NET bao gồm 16 phân hệ phù hợp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ tài chính kế toán theo đúng Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC. Đăng ký dùng thử phần mềm tại đây: