Kiến thức Tài chính kế toán Hướng dẫn hạch toán chi phí hoa hồng môi giới

Hướng dẫn hạch toán chi phí hoa hồng môi giới

20213
Hướng dẫn hạch toán chi phí hoa hồng môi giới
Hướng dẫn hạch toán chi phí hoa hồng môi giới
Chi phí môi giới từ lâu đã là khoản tiền thỏa thuận trả cho người môi giới bán hàng nhằm giúp người bán kết nối với người mua. Nhưng làm thế nào để hạch toán chi phí hoa hồng môi giới? Dưới đây là hướng dẫn cho kế toán cách để hạch toán chi phí hoa hồng môi giới khi đã xác định đây là chi phí hợp lý.

1. Chi phí hoa hồng môi giới là gì?

Chi phí hoa hồng môi giới là khoản tiền mà một bên (thường là người bán hoặc người mua) trả cho môi giới hoặc đại lý để họ thực hiện các công việc trung gian, tìm kiếm, hoặc hỗ trợ giao dịch thành công. Chi phí này thường được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm của giá trị giao dịch hoặc được thỏa thuận cố định từ trước.

2. Định mức chi phí hoa hồng môi giới mới nhất

Theo Khoản 4, Điều 1 của Luật số 71/2014/QH13 ban hành ngày 26/11/2014, Quốc hội khóa XIII đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 32/2013/QH13). Theo đó, quy định tại điểm m khoản 2 Điều 9 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp về việc giới hạn chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới và một số chi phí khác không còn hiệu lực thi hành.
Cụ thể, điểm m khoản 2 Điều 9 trước đây quy định rằng các khoản chi này không được vượt quá 15% tổng số chi phí được trừ (không bao gồm các khoản chi đã được nêu trong quy định này). Tuy nhiên, với việc bãi bỏ quy định trên, các khoản chi phí như hoa hồng môi giới không còn bị giới hạn định mức khi xác định chi phí được trừ trong thuế thu nhập doanh nghiệp.
Điều này tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc hạch toán chi phí, đặc biệt là trong các hoạt động liên quan trực tiếp đến sản xuất kinh doanh.
hạch toán chi phí hoa hồng
ĐỌC THÊM:

3. Điều kiện để chi phí hoa hồng môi giới được tính là chi phí hợp lý

Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC. Chi phí hoa hồng môi giới được xác định là chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi nó thỏa mãn đủ 3 điều kiện sau:

– Khoản chi hoa hồng môi giới phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

– Khoản chi hoa hồng môi giới có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

– Khoản chi hoa hồng môi giới từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng (đã bao gồm cả thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

4. Hồ sơ – chứng từ hợp lệ của chi phí hoa hồng môi giới

4.1. Trường hợp Công ty chi trả tiền hoa hồng môi giới là cá nhân không đăng ký ngành nghề môi giới

Hợp đồng môi giới giữa công ty chi trả và cá nhân nhận môi giới: quy định rõ khoản chi môi giới này phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và mức hưởng hoa hồng, số chứng minh thư để cuối năm làm quyết toán thuế TNCN.
Phiếu chi tiền cho cá nhận nhận môi giới.
Phiếu thu: thu lại 10% thuế TNCN từ tiền hoa hồng môi giới.
Ghi chú: Đến kỳ kê khai thuế GTGT theo tháng hoặc theo quý, Công ty lập tờ khai và nộp tiền thuế TNCN từ tiền công tiền lương – Mẫu số 05/KK – TNCN để nộp thay cho cá nhân.

4.2. Trường hợp Công ty chi trả tiền hoa hồng môi giới là tổ chức kinh doanh (cá nhân, doanh nghiệp đăng ký ngành nghề môi giới

Hợp đồng môi giới giữa công ty chi trả và cá nhân nhận môi giới: Quy định rõ khoản chi môi giới này phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và mức hưởng hoa hồng.
Hóa đơn GTGT của Công ty môi giới xuất cho Công ty, thuế suất 10%.
Chứng từ thanh toán: Phiếu chi, Giấy báo Nợ.
Hồ sơ - chứng từ hợp lệ của chi phí hoa hồng môi giới
Hồ sơ – chứng từ hợp lệ của chi phí hoa hồng môi giới

5. Cách hạch toán tiền hoa hồng môi giới

Khoản chi hoa hồng môi giới được hạch toán vào chi phí bán hàng nhưng phải đảm bảo hoạt động môi giới có liên quan đến phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty, có chứng từ phiếu chi tiền và chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của công ty xuất cho cá nhân mỗi lần chi trả hoa hồng.

5.1. Tiền hoa hồng môi giới cho vào chi phí bán hàng của Công ty

Nợ TK 641

Có TK 333.5: (Nếu là chi trả cho cá nhân không đăng ký ngành nghề môi giới)

Có TK 111, 112

5.2. Khi nộp thuế TNCN vào ngân sách nhà nước thay cho cá nhân nhận tiền hoa hồng môi giới

Nợ TK 333.5

Có TK 111, 112

Ví dụ:

Công ty TNHH Phú Xuân ký hợp đồng hoa hồng môi giới với Bà Nguyễn Thị Len (CMT ND: 151.691.938). Ngày 10/02/2017. Công ty xuất bán Sợi cho Công Ty Hằng Ngọc số lượng 10.000 kg. Giá bán 49.500 đ/kg, chi phí hoa hồng bà Len được hưởng là 0.2% trên tổng giá thanh toán.

– Chi phí tiền hoa hồng trả cho bà Len = 10.000 * 49.500 * 0.2% = 990.000 đ

– Viết Phiếu chi tiền hoa hồng cho bà Len: 990.000 đồng

– Phiếu thu lại 10% thuế TNCN từ tiền công, tiền lương = 990.000 * 10% = 99.000 đồng

ĐỌC THÊM:

Chi phí hoa hồng môi giới đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các giao dịch kinh doanh được thực hiện thuận lợi và hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hợp lý và được cơ quan thuế chấp nhận, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định pháp luật liên quan, bao gồm điều kiện ghi nhận chi phí và chuẩn bị hồ sơ, chứng từ đầy đủ.

Việc hạch toán chính xác chi phí hoa hồng môi giới không chỉ giúp minh bạch tài chính mà còn tối ưu hóa lợi ích thuế cho doanh nghiệp. Hiểu rõ và áp dụng đúng các quy định sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược chi phí hiệu quả, đồng thời tránh các rủi ro pháp lý không đáng có.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET là phần mềm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà quản trị và kế toán. Phần mềm kế toán MISA SME.NET bao gồm 16 phân hệ phù hợp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ tài chính kế toán theo đúng Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC. Đăng ký dùng thử phần mềm tại đây:

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không