Kiến thức 6 phương pháp tính giá thành phổ biến nhất cho doanh nghiệp...

6 phương pháp tính giá thành phổ biến nhất cho doanh nghiệp hiện nay

72546

Việc xác định giá thành sản phẩm là một công việc quan trọng và cần phải được thực hiện chính xác và hợp lý. Hiện nay, có nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau mà nhà quản trị có thể áp dụng sao cho phù hợp nhất với thực trạng doanh nghiệp. Dưới đây là một số phương pháp tính giá thành có thể xem xét áp dụng vào doanh nghiệp hiện nay.

I. Giá thành sản phẩm là gì?

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ.

>> Đọc thêm: 7 bước cơ bản trong quy trình tính giá thành sản phẩm

II. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm

1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp)

  • Phương pháp này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn với số lượng mặt hàng ít và sản xuất với số lượng lớn. Những doanh nghiệp với quy trình sản xuất phức tạp cũng có thể áp dụng phương pháp này, nhưng cần phải sản xuất ít loại sản phẩm với số lượng lớn.
  • Công thức: Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ

>> Đọc thêm: Tính giá thành giản đơn (trực tiếp) siêu tiện lợi và chính xác bằng phần mềm MISA SME.NET – Lí do kế toán thích mê MISA SME là đây!

2. Phương pháp tính giá thành theo hệ số

  • Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp sử dụng cùng một quy trình sản xuất, cùng một nguyên vật liệu và lượng lao động nhưng sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau. Các loại hình doanh nghiệp điển hình là doanh nghiệp sản xuất quần áo, giày dép; doanh nghiệp đóng gói bao bì; doanh nghiệp chế biến nông sản;…
  • Công thức:

Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm / Tổng số sản phẩm gốc

Số sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại * Hệ số quy đổi từng loại

( Hệ số quy đổi cần phải được xác định cho từng loại sản phẩm khác nhau trên một loại sản phẩm tiêu chuẩn được quy ước là hệ số 1)

Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn * Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn

>> Đọc thêm: 03 phương pháp tính giá thành mà kế toán sản xuất cần nắm rõform-news

3. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ (định mức)

  • Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm với các quy cách, phẩm chất khác nhau. Chính vì vậy, khi hạch toán, kế toán sẽ tập hợp chi phí theo các nhóm sản phẩm.
  • Công thức:

Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn * Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn
Giá thành thực tế = Giá thành kế hoạch x giá thành tỷ lệ

4. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

  • Các doanh nghiệp lựa chọn phương pháp này là các doanh nghiệp có quá trình sản xuất ngoài thu được sản phẩm chính còn cả những sản phẩm phụ, điển hình là các doanh nghiệp chế biến dầu thô hay các doanh nghiệp sản xuất gỗ
  • Công thức

Tổng giá thành SP chính = Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ- Giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính – Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ

5. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

  • Với việc xác định giá thành trên từng đơn hàng, phương pháp này phù hợp với các công ty xây dựng, các công ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cho từng dự án hay các công ty xuất nhập khẩu theo đơn hàng.
  • Công thức tính giá thành theo đơn đặt hàng

Giá thành của từng đơn hàng bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phi sản xuất chung phát sinh từ lúc bắt đầu cho tới lúc kết thúc đơn đặt hàng.

>> Đọc thêm: MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ các phương pháp tính giá thành cho doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực

6. Phương pháp tính giá thành phân bước

  • Phương pháp tính giá thành phân bước được áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, có nhiều công đoạn nối tiếp nhau. Mỗi công đoạn của quy trình có một thành phẩm riêng biệt và thành phẩm của công đoạn trước là đối tượng của công đoạn sau. Các loại hình doanh nghiệp điển hình là doanh nghiệp chế biến đồ hộp, đồ gia dụng hay quần áo thời trang,…
  • Cách tính

Doanh nghiệp tiến hành tập hợp chi phí trên từng công đoạn, tính giá trên các công đoạn trung gian, từ đó tính ra giá thành của thành phẩm cuối cùng của quy trình.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ trong việc tính giá thành như:

Tự động tính giá thành theo từng phương pháp tính giá thành

Tự động cập nhật giá thành tính được vào chứng từ nhập kho thành phẩm, tự động tính ra giá cho các thành phẩm khi xuất kho.

– Tự động nghiệm thu các công trình vụ việc, đơn hàng, hợp đồng. Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem tại đây:

dùng thử phần mềm kế toán misa

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không