Kiến thức Tài chính kế toán Kế toán đầu tư vào công ty liên kết để làm đúng...

Kế toán đầu tư vào công ty liên kết để làm đúng cần biết những gì?

426

Với những người đã và đang có những thắc mắc về Kế toán đầu tư vào công ty liên kết, hay việc áp dụng như thế nào là đúng và hiệu quả chuẩn mực kế toán số 7, hạch toán chuyên sâu tài khoản 223 và 222 trong những nghiệp vụ chuyên môn của kế toán.

Bài viết lần này sẽ giúp các bạn có những phân tích và tìm ra những giải đáp cho những thắc mắc này.

Thế nào là Kế toán đầu tư vào công ty liên kết

Thế nhưng trước khi làm rõ và tìm hiểu chi tiết hơn về Kế toán đầu tư vào công ty liên kết chúng ta vẫn cần làm rõ 1 số khái niệm liên quan mà chuẩn mực kế toán số 7, và hạch toán chuyên sâu tài khoản 223 khi nói về đầu tư vào công ty liên kết có đề cập:

Liên kết: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị khoản đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư vào công ty liên kết và tình hình biến động tăng, giảm giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết.

Công ty liên kết: Là công ty trong đó nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể nhưng không phải là công ty con hoặc công ty liên doanh của nhà đầu tư.

Công ty liên doanh: là việc các bên tham gia liên doanh cùng tham gia góp vốn để thành lập cơ sở kinh doanh mới (công ty liên doanh) và có quyền đồng kiểm soát công ty liên doanh.

Hiểu đúng và chính xác những thuật ngữ chuyên ngành trong Kế toán đầu tư vào công ty liên kết sẽ là bước đệm đầu tiên giúp giải quyết các bài toán khó từ kế toán số 7 và TK 223.

Hạch toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại, Tài sản thuế thu nhập hoãn lại, Chuẩn mực kế toán số 17, Hạch toán chuyên sâu tài khoản 243.

Một số quy định khi hạch toán khoản đầu tư giúp Kế toán đầu tư vào công ty liên kết

– Việc kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết để lập và trình bày báo cáo tài chính riêng của nhà đầu tư được thực hiện theo phương pháp giá gốc.

– Giá gốc của kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết bao gồm phần vốn góp hoặc giá thực tế mua khoản đầu tư cộng (+) các chi phí mua (nếu có), như chi phí môi giới, giao dịch, thuế, phí, lệ phí…

– Trường hợp góp vốn vào công ty liên kết bằng TSCĐ, vật tư, hàng hoá thì giá gốc khoản đầu tư được ghi nhận theo giá trị được các bên góp vốn thống nhất định giá.

Khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của TSCĐ, vật tư, hàng hoá và giá trị đánh giá lại được ghi nhận và xử lý như sau:

+ Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá đánh giá lại và giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hoá được hạch toán vào thu nhập khác; Khoản chênh lệch nhỏ hơn giữa giá đánh giá lại và giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hoá được hạch toán vào chi phí khác;

+ Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá đánh giá lại và giá trị còn lại của TSCĐ được hạch toán toàn bộ vào thu nhập khác; Khoản chênh lệch nhỏ hơn giữa giá đánh giá lại và giá trị còn lại của TSCĐ được hạch toán toàn bộ vào chi phí khác

– Khi kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết theo phương pháp giá gốc, giá trị khoản đầu tư không được thay đổi trong suốt quá trình đầu tư, trừ trường hợp nhà đầu tư mua thêm hoặc thanh l‎ý (toàn bộ hoặc một phần) khoản đầu tư đó hoặc nhận được các khoản lợi ích ngoài lợi nhuận được chia.

– Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi giá trị khoản đầu tư vào từng công ty liên kết.

– Từ thời điểm nhà đầu tư không còn được coi là có ảnh hưởng đáng kể đối với công ty liên kết, nhà đầu tư phải kết chuyển giá trị ghi sổ kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết sang các tài khoản khác có liên quan.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Nhà đầu tư được coi là có ảnh hưởng đáng kể trong các trường hợp sau

Nhà đầu tư trực tiếp: Nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết trong vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư mà không có thoả thuận khác thì được coi là có ảnh hưởng đáng kể đối với bên nhận đầu tư.

– Trường hợp nhà đầu tư nắm giữ dưới 20% quyền biểu quyết trong vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư nhưng có thoả thuận giữa bên nhận đầu tư và nhà đầu tư về việc nhà đầu tư đó có ảnh hưởng đáng kể thì vẫn được kế toán khoản đầu tư đó theo quy định Chuẩn mực kế toán số 07.

– Trường hợp nhà đầu tư nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết trong vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư nhưng có thỏa thuận về việc nhà đầu tư đó không nắm giữ quyền kiểm soát đối với bên nhận đầu tư thì nhà đầu tư phải kế toán khoản đầu tư theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 07 – “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết”.

Nhà đầu tư gián tiếp: Nhà đầu tư nắm giữ gián tiếp thông qua các công ty con từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư thì không phải trình bày khoản đầu tư đó trên báo cáo tài chính riêng của mình, mà chỉ trình bày khoản đầu tư đó trên báo cáo tài chính hợp nhất của nhà đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu.

Hạch toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại, Tài sản thuế thu nhập hoãn lại, Chuẩn mực kế toán số 17, Hạch toán chuyên sâu tài khoản 243.

Hạch toán tài khoản 222 kế toán các khoản đầu tư vào công ty doanh liên kết

Hạch toán tài khoản 222 dùng để phản ánh toàn bộ vốn góp vào công ty liên doanh và công ty liên kết; tình hình thu hồi vốn đầu tư liên doanh, liên kết; các khoản lãi, lỗ phát sinh từ hoạt động đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.

Tài khoản này không phản ánh các giao dịch dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân.

+ Công ty liên doanh được thành lập bởi các bên góp vốn liên doanh có quyền đồng kiểm soát các chính sách tài chính và hoạt động, là đơn vị có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập.

+ Hạch toán tài khoản 222 có khoản đầu tư được phân loại là kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết khi nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư mà không có thoả thuận khác.

– Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên doanh phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Nguyên tắc kế toán các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác của Thông tư này.

– Khi nhà đầu tư không còn quyền đồng kiểm soát thì phải ghi giảm khoản đầu tư vào công ty liên doanh; Khi không còn ảnh hưởng đáng kể thì phải ghi giảm khoản đầu tư vào công ty liên kết.

– Các khoản chi phí liên quan trực tiếp tới hoạt động đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết được ghi nhận là chi phí tài chính trong kỳ phát sinh.

– Khi thanh lý, nhượng bán, thu hồi vốn góp liên doanh, liên kết, căn cứ vào giá trị tài sản thu hồi được kế toán ghi giảm số vốn đã góp. Phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý của khoản thu hồi được so với giá trị ghi sổ của khoản đầu tư được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ).

– Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản vốn đầu tư vào từng công ty liên doanh, liên kết, từng lần đầu tư, từng lần thanh lý, nhượng bán.

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh liên kết

Bên Nợ: Số vốn đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết tăng.

Bên Có: Số vốn đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết giảm do đã thanh lý, nhượng bán, thu hồi.

Số dư bên Nợ: Số vốn đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết hiện còn cuối kỳ.

Tài khoản 222 – Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết không có tài khoản cấp 2.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Căn cứ để ghi sổ kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết

Để phản ánh số hiện có và tình hình biến động (tăng, giảm) giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết, kế toán sử dụng TK 223 Đầu tư vào công ty liên kết.

Hạch toán chuyên sâu tài khoản 223- Đầu tư vào công ty liên kết

– Kết cấu của Tài khoản kế toán 223 như sau:

Bên Nợ:

Giá gốc khoản đầu tư vào công ty liên kết tăng;

Bên Có:

– Giá gốc khoản đầu tư vào công ty liên kết giảm do:

+ Thu được các khoản lợi ích ngoài lợi nhuận được chia

+ Bán, thanh l‎ý toàn bộ hoặc một phần khoản đầu tư

Số dư bên Nợ:

Giá gốc khoản đầu tư vào công ty liên kết hiện đang nắm giữ. Việc áp dụng TK 223 vào Kế toán đầu tư vào công ty liên kết sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc xem xét và đánh giá các khoản giá trị đầu tư vào công ty.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ yêu cầu của kế toán tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn như:

– Quản lý danh sách TSCĐ tại đơn vị chi tiết theo từng loại tài sản, bộ phận sử dụng…

– Tự động hạch toán các bút toán ghi tăng, ghi giảm, khấu hao, đánh giá lại, điều chuyển tscđ

– Tự động tính khấu hao và phân bổ chi phí khấu hao cho từng đối tượng sử dụng như: Phòng ban, Đơn hàng, Công trình, Hợp đồng…

– Kiểm kê TSCĐ: Tự động hiển thị danh sách TSCĐ theo từng đơn vị sử dụng và Tự động xử lý các kiến nghị sau kiểm kê.

Để hạn chế sai sót, nhầm lẫn tài khoản hay chứng từ khi thực hiện công việc, kế toán cần tìm đến các công cụ, phần mềm hỗ trợ. MISA SME.NET là phần mềm được lựa chọn nhiều nhất hiện nay khi đáp ứng mọi nghiệp vụ cho công việc kế toán và quản lý doanh nghiệp.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ tài chính kế toán, giúp kế toán tiết kiệm thời gian và công sức.

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không