Kiến thức Tài chính kế toán Những điều cần biết về kế toán tổng hợp chi phí sản...

Những điều cần biết về kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp (Phần 1)

194
Làm kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp, bạn phải am hiểu tường tận các khái niệm, đặc điểm, cách phân loại của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin đó đến bạn, giúp bạn thực hiện tốt công tác kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp

Kế toán chi phí sản xuất xây lắp

 
Trước tiên, để thực hiện kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp nói chung, hay kế toán chi phí xây lắp nói riêng, bạn cần nắm được các thông tin liên quan đến chi phí sản xuất xây lắp.

Khái niệm chi phí sản xuất xây lắp

 
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp của ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động, đồng thời cũng chính là quá trình tiêu hao của bản thân các yếu tố trên. Vì vậy để tiến hành sản xuất phải bỏ ra các chi phí về thù lao lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Chi phí sản xuất xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động vật hoá và hao phí lao động sống mà doanh nghiệp xây lắp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp. Thực chất chi phí là quá trình chuyển dịch vốn, chuyển dịch các yếu tố sản xuất tạo ra các công trình, hạng mục công trình nhất định.
Chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại khác nhau, công dụng và mục đích khác nhau song chung quy gồm có chi phí về lao động sống như chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương; chi phí về lao động vật hoá như nguyên vật liệu, khấu hao về TSCĐ…
Chi phí sản xuất là hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận, do đó việc quản lý và giám sát chặt chẽ chi phí là hết sức cần thiết. Để có thể giám sát và quản lý tốt chi phí cần phải phân loại chi phí theo các tiêu thức thích hợp.

Phân loại chi phí sản xuất xây lắp

 
Trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp, các chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại có tính chất kinh tế khác nhau, do đó việc phân loại chi phí sản xuất một cách khoa học có ý nghĩa rất lớn đối với công tác kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp.
Tuỳ theo yêu cầu quản lý, đối tượng cung cấp thông tin, hạng mục công trình… mà chi phí sản xuất xây lắp được phân loại theo những sau:
1. Phân loại theo khoản mục chi phí.
Cách phân loại này nhằm tính giá thành sản phẩm và phân tích cơ cấu chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm. Đây là cách chia rất hữu ích cần bạn lưu tâm khi thực hiện các hoạt động: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Kế toán chi phí nhân công trực tiếp, Kế toán chi phí sử dụng máy thi công, Kế toán chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp. Cụ thể chi phí sản xuất xây lắp được chia thành 4 loại là:
– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là tất cả những chi phí nguyên vật liệu để cấu thành nên thực thể công trình như vật liệu chính (xi măng, thép, gạch, cát, đá, sỏi…), vật liệu phụ (sơn, phụ gia, ốc vít…), vật kết cấu giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc (quạt thông gió, thiết bị vệ sinh…)
– Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ tiền lương chính, phụ cấp và các khoản có tính chất lương của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình (cả công nhân trong và ngoài biên chế). Nó bao gồm tiền lương trả theo thời gian, trả theo sản phẩm, làm thêm giờ, tiền thưởng thường xuyên và vượt năng suất lao động.
– Chi phí sử dụng máy thi công: là các chi phí trực tiếp liên quan tới việc sử dụng máy để hoàn thành sản phẩm xây lắp gồm chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tiền thuê máy, tiền lương công nhân điều khiển máy thi công, chi phí về nhiên liệu, động lực dùng cho máy thi công.
– Chi phí sản xuất chung gồm:
+ Tiền lương nhân viên quản lý đội
+ Chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho việc quản lý sản xuất chung của đội
+ Chi phí công cụ sản xuất phục vụ thi công và quản lý đội
+ Chi phí khấu hao TSCĐ như nhà xưởng, thiết bị dùng cho quản lý đội
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại….
+ Chi phí khác bằng tiền liên quan tới hoạt động của đội

2. Phân loại chi phí theo dự toán.
3. Phân loại theo yếu tố chi phí
4. Phân loại theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh
5. Phân loại theo cách ứng xử của chi phí

Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

 
Để phản ánh chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp, căn cứ vào các chứng từ như phiếu xuất kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất vật tư, theo hạn mức, bảng phân bổ đã giao cốt pha. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh trên TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
1. Kết cấu TK 621
Bên nợ: Trị giá thực tế NVL đưa vào sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp trong kỳ hạch toán.
Bên Có:
– Trị giá NVL sử dụng không hết nhập lại kho
– Kết chuyển, phân bổ trị giá NVL thực tế sử dụng cho hoạt động xây lắp trong kỳ vào TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
TK này cuối kỳ không có số dư

2. Phương pháp hạch toán cụ thể
– Khi xuất kho NVL dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, ghi:
Nợ TK 621 “Chi phí NVL trực tiếp”
Có TK 152 Nnguyên liệu, vật liệu”

– Trường hợp mua NVL đưa thẳng vào sử dụng cho hoạt động sản xuất xây lắp.
+ Đối với đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 621 “Chi phí NVL trực tiếp” giá chưa thuế.
Nợ TK 133 “Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ”
Có TK 111, 112, 331, giá chưa thanh toán.
+ Đối với đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 621 “Chi phí NVL trực tiếp”
Có TK 111, 112, 331 giá thanh toán

– Trường hợp chi phí là đã giao, cốp pha khi xuất kho chia vào sử dụng cho hoạt động xây lắp, ghi:
Nợ TK 142: “Chi phí trả trước”
Có TK 153 “Công cụ, dụng cụ”

– Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ giáo, cốp pha cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi:
Nợ TK 621 “Chi phí NVL trực tiếp”
Có TK 142 “chi phí trả trước

– Cuối kỳ kiểm kê xác định NVL dùng không hết nhập lại kho, ghi:
Nợ TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”
Có TK 621 “Chi phí NVL thực tế sử dụng cho từng đối tượng.

– Cuối kỳ tính toán xác định NVL thực tế sử dụng cho từng đối tượng, khi đó kế toán ghi:
Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Có TK 621 “Chi phí NVL trực tiếp”

Kế toán chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp

Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp

Để tập hợp chi phí và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung:
1. Kết cấu TK 627
Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung ở quá trình thi công phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
– Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung ở quá trình thi công
– Kết chuyển chi phí sản xuất chung cho quá trình thi công vào bên nợ TK 154.
TK 627 không có số dư và có 6 TK cấp 2.
2. Phương pháp hạch toán cụ thể
– Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương phải trả nhân viên quản lý đội thi công và công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công, ghi:
Nợ TK 627 (6271) “Chi phí nhân viên phân xưởng, bộ phận”
Có TK 334 “Phải trả công nhân viên”

– Khi trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp, công nhân điều khiển máy, nhân viên quản lý đội, ghi:
Nợ TK 627 (6271) “Chi phí nhân viên phân xưởng, bộ phận”
Có TK 338 ( 3382, 3383, 3384) “Các khoản phải trả khác”

– Căn cứ phiếu xuất kho vật liệu ở tổ đội xây lắp, ghi:
Nợ TK 627 ( 6272) “Chi phí vật liệu”
Có TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”

– Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất sử dụng ở tổ đội, ghi:
Nợ TK 627 (6273) “Chi phí dụng cụ sản xuất”
Có TK 152 “Công cụ dụng cụ”

– Khi tính khấu hao TSCĐ dùng ở tổ đội xây dựng, máy thi công, ghi:
Nợ TK 627 (6274) “Chi phí khấu hao TSCĐ”
Có TK 214 “Hao mòn TSCĐ”

– Khi tính dịch vụ mua ngoài sử dụng ở tổ đội xây dựng và chi phí liên quan đến sử dụng máy thi công (sửa chữa, điện nước…), ghi:
Nợ TK 627 (6277) “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
Nợ TK 133 (1331) “Thuế GTGT được khấu trừ”
Có TK 111, 112, 331

– Khi phát sinh chi phí khác bằng tiền ở tổ đội xây dựng, ghi:
Nợ TK 627 (6278) “Chi phí khác bằng tiền”
Có TK 111, 112

– Căn cứ chi phí sản xuất chung tập hợp cuối kỳ kế toán phân bổ, kết chuyển cho từng công trình, hạng mục công trình, tuỳ theo từng doanh nghiệp có thể phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp, phân bổ theo định mức chi phí sản xuất chung, kế toán ghi:
Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Có TK 627 “Chi phí sản xuất chung”

Để tiếp tục nắm được cách thức kế toán chi phí sử dụng máy thi công, kế toán chi phí nhân công trực tiếp cũng như giá thành sản phẩm xây lắp, mời bạn đón đọc phần 2 của bài viết.

Bên cạnh đó, Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ yêu cầu của kế toán chi phí, doanh thu trong các doanh nghiệp xây lắp như:
– Tính giá thành cho từng Công trình/Hợp đồng/Dự án
– Quản lý doanh thu, chi phí và lãi lỗ của từng dịch vụ/công trình/hợp đồng/dự án
Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem Tại đây

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không