Kiến thức Tài chính kế toán Kế toán khoản đầu tư vào công ty con – Phương pháp...

Kế toán khoản đầu tư vào công ty con – Phương pháp kế toán các nghiệp vụ chính

483

Đầu tư dài hạn là gì?

Đầu tư dài hạn là việc bỏ vốn vào các dự án đầu tư nhằm mục đích thu lợi nhuận trong tương lai, với thời hạn hoàn vốn đầu tư thường vượt quá 1 kỳ kế toán. Đặc trưng cơ bản của đầu tư dài hạn:

Công việc đầu tư phải bỏ vốn ban đầu với một số tiền lớn nhất định.

Thời hạn thu hồi vốn dài (nhiều kỳ kế toán) và đầu tư vào công ty con là loại hình đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.

Ở bài viết này MISA sẽ lần lượt cung cấp cho bạn các thông tin liên quan đến nội dung khoản đầu tư vào công ty con.

Nội dung khoản đầu tư vào công ty con

kế toán đầu tư vào công ty con

Khoản đầu tư vào công ty con bao gồm:

Cổ phiếu doanh nghiệp là chứng chỉ xác nhận vốn góp của công ty mẹ vào công ty con hoạt động theo loại hình công ty cổ phần. Cổ phiếu có thể gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi.

Công ty mẹ là chủ sở hữu cổ phiếu thường tại Công ty con có quyền tham gia Đại hội cổ đông, có thể ứng cử và bầu cử vào Hội đồng quản trị, có quyền biểu quyết các vấn đề quan trọng về sửa đổi, bổ sung điều lệ, phương án kinh doanh, phân chia lợi nhuận theo quy định trong điều lệ hoạt động của doanh nghiệp.

Công ty mẹ là chủ sở hữu cổ phiếu được hưởng cổ tức trên kết quả hoạt động kinh doanh của công ty con, nhưng đồng thời chủ sở hữu cổ phiếu cũng phải chịu rủi ro khi công ty con thua lỗ, giải thể (hoặc phá sản) theo điều lệ của doanh nghiệp và Luật phá sản doanh nghiệp.

Khoản đầu tư vốn vào công ty con hoạt động theo loại hình công ty Nhà nước, công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác.

Xác định quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con

a) Quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con được xác định khi công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con (công ty mẹ có thể sở hữu trực tiếp công ty con, hoặc sở hữu gián tiếp công ty con qua một công ty con khác).

a1) Xác định quyền kiểm soát trực tiếp của công ty mẹ đối với công ty con khi công ty mẹ đầu tư vốn trực tiếp vào công ty con và công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con đầu tư trực tiếp.

Quyền kiểm soát của công ty mẹ được xác định tương ứng với quyền biểu quyết của công ty mẹ ở công ty con

Ví dụ 1: Công ty A đầu tư vốn vào Công ty cổ phần B 1.300 cổ phiếu/ 2.500 cổ phiếu đã phát hành của Công ty B với mệnh giá của cổ phiếu là 100 000 đồng/1 cổ phiếu. Như vậy Công ty A nắm giữ quyền biểu quyết tại Công ty con B là: 1.300 Cổ phiếu/2.500 cổ phiếu = 52% (hoặc 1.300 CP x 100 000 đồng/2.500 CP x 100 000 đồng = 52%).

Quyền kiểm soát của Công ty A đối với Công ty B là 52% (> 50%), nên Công ty B là Công ty con của Công ty A.

a2) Xác định quyền kiểm soát gián tiếp của công ty mẹ thông qua quyền sở hữu gián tiếp công ty con qua một công ty con khác.

Công ty mẹ sở hữu gián tiếp công ty con khi công ty mẹ đầu tư vốn gián tiếp (kể cả trực tiếp) vào công ty con qua một công ty con khác và công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con đầu tư gián tiếp.

Quyền kiểm soát của công ty mẹ được xác định bằng tổng cộng quyền biểu quyết của công ty mẹ ở công ty con đầu tư trực tiếp và ở công ty con đầu tư gián tiếp qua công ty con khác

Ví dụ 2: Công ty cổ phần X đầu tư vào Công ty cổ phần Y 6 000 cổ phiếu/ 10 000 cổ phiếu phát hành của Công ty Y với giá trị của cổ phiếu là 100 000 đồng/1 cổ phiếu. Như vậy Công ty cổ phần X nắm giữ quyền biểu quyết tại Công ty cổ phần Y là: 6 000 Cổ phiếu/10 000 cổ phiếu = 60% (hoặc 6 000 CP x 100 000 đồng/10 000 CP x 100 000 đồng = 60%).

Công ty cổ phần Y đầu tư vào Công ty TNHH Z tổng số vốn là 400.000.000 đồng/1 000 000 000 đồng (tổng vốn điều lệ). Công ty cổ phần X đầu tư trùc tiếp vào Công ty TNHH Z 200 000 đồng/1 000 000 000 đồng (tổng vốn điều lệ)

Như vậy, xác định quyền kiểm soát của Công ty cổ phần X với Công ty TNHH Z như sau:

Quyền kiểm soát trực tiếp của Công ty cổ phần X đối với Công ty TNHH Z là: 200 000 000 đồng/ 1000 000 000 đồng = 20%.

Quyền kiểm soát trực tiếp của Công ty cổ phần Y đối với Công ty TNHH Z là: 400 000 000 đồng/ 1000 000 000 đồng = 40%.

Quyền kiểm soát gián tiếp của Công ty cổ phần X đối với Công ty TNHH Z là: 20% + 40% = 60%.

Quyền kiểm soát của Công ty X đối với Công ty Z là: 60% (> 50%), Công ty Z là Công ty con của Công ty X.

kế toán đầu tư vào công ty conb) Trường hợp đặc biệt quyền kiểm soát còn được thực hiện ngay cả khi công ty mẹ nắm giữ ít hơn 50% quyền biểu quyết tại công ty con trong các trường hợp sau đây:

Các nhà đầu tư khác thoả thuận dành cho công ty mẹ hơn 50% quyền biểu quyết;

Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thoả thuận

Các trường hợp này thường xảy ra khi công ty mẹ có thế mạnh về khách hàng, về quản lý điều hành công ty nên cổ đông khác thỏa thuận giao quyền kiểm soát cho họ theo nghị quyết của Hội đồng quản trị.

Xác định phần lợi ích của công ty mẹ đối với công ty con

b1) Xác định phần lợi ích của công ty mẹ thông qua quyền sở hữu trực tiếp đối với công ty con

Trường hợp công ty mẹ sở hữu trực tiếp công ty con thì tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ ở công ty con được xác định tương ứng với quyền kiểm soát của công ty mẹ.

Tỷ lệ (%) lợi ích của công ty mẹ ở công ty con đầu tư trực tiếp = Tỷ lệ (%) quyền kiểm soát tại công ty con đầu tư trực tiếp

Ví dụ 3: Theo số liệu tại ví dụ 1: Quyền kiểm soát của Công ty A đối với Công ty con B là 52% và tỷ lệ lợi ích của Công ty A đối với Công ty B tương ứng với quyền kiềm soát là 52%.

b2) Xác định phần lợi ích của công ty mẹ thông qua quyền sở hữu gián tiếp công ty con qua một công ty con khác. Trường hợp công ty mẹ sở hữu gián tiếp công ty con khi công ty mẹ đầu tư vốn gián tiếp vào công ty con qua một công ty con khác thì tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ ở công ty con đầu tư gián tiếp được xác định:

Tỷ lệ (%) lợi ích của công ty mẹ ở công ty con đầu tư gián tiếp = % Tỷ lệ (%) lợi ích tại công ty con đầu tư trực tiếp x Tỷ lệ (%) lợi ích tại công ty con đầu tư gián tiếp

Theo số liệu ở ví dụ 2, Tỷ lệ (%) lợi ích của công ty X ở Công ty Z đầu tư gián tiếp (công ty con) = Tỷ lệ (%) lợi ích tại Công ty cổ phần Y (công ty con đầu tư trực tiếp) x Tỷ lệ (%) lợi ích tại công ty Z (công ty con đầu tư gián tiếp) 24% = 60% x 40%

Công ty Z là công ty con của công ty X và tỷ lệ lợi ích của công ty X tại Công ty Z là 24%.

kế toán đầu tư vào công ty con

Một số qui định khi hạch toán khoản đầu tư vào công ty con

Vốn đầu tư vào công ty con phải được phản ánh theo giá gốc, bao gồm giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có), như: Chi phí môi giới, giao dịch, lệ phí, thuế và phí Ngân hàng…

Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi khoản đầu tư vào từng công ty con theo mệnh giá, giá thực tế mua cổ phiếu, chi phí thực tế đầu tư vào các công ty con…

Phải hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu nhập từ công ty con (lãi cổ phiếu, lãi kinh doanh) của năm tài chính vào báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ. Cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty con được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính hàng năm của công ty mẹ.

Nội dung, kết cấu của Tài khoản 221 – Đầu tư vào công ty con

Để phản ánh tình hính đầu tư vào công ty con, kế toán sử dụng Tài khoản 221 – Đầu tư vào công ty con

Nội dung, kết cấu của Tài khoản này như sau :

Bên Nợ:

  • Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con tăng.

Bên Có:

  • Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con giảm.

Số dư bên Nợ:

  • Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con hiện có của công ty mẹ.
  • Tài khoản 221 – Đầu tư vào công ty con, có 2 tài khoản cấp 2:
  • Và các TK liên quan: TK111,112, 222,228,….

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

(1) Khi công ty mẹ mua cổ phiếu hoặc đầu tư vào công ty con bằng tiền theo cam kết góp vốn đầu tư, hoặc mua khoản đầu tư tại công ty con, căn cứ vào khoản tiền thực tế đầu tư vào công ty con, ghi:

  • Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con
  • Có TK 111 – Tiền mặt; hoặc
  • Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng
  • Có TK 341 – Vay dài hạn.

Đồng thời mở sổ chi tiết để theo dõi từng loại cổ phiếu theo mệnh giá (nếu đầu tư vào công ty con bằng mua cổ phiếu của công ty con).

(2) Nếu có chi phí phát sinh về thông tin, môi giới, giao dịch mua, bán trong quá trình mua cổ phiếu, hoặc thực hiện đầu tư vào công ty con, ghi:

  • Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con
  • Có các TK 111, 112, …

(3) Trường hợp chuyển khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh, công cụ tài chính thành khoản đầu tư vào công ty con, ghi:

  • Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con
  • Có TK 222 – Vốn góp liên doanh, hoặc
  • Có TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết
  • Có TK 228 – Đầu tư dài hạn khác
  • Có TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn .

(4) Cuối năm tài chính nhận được thông báo chia cổ tức, lãi kinh doanh, hoặc nhận được tiền về các khoản lãi được chia từ công ty con, ghi:

  • Nợ TK 111, 112
  • Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng; hoặc
  • Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con (Trường hợp lãi được chia để lại tăng vốn đầu tư vào công ty con – nếu có)
  • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

(5) Khi chuyển đổi khoản đầu tư vào công ty con thành khoản đầu tư vào công ty liên kết, hoặc trở thành khoản đầu tư là công cụ tài chính, ghi:

  • Nợ TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
  • Nợ TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết
  • Nợ TK 228 – Đầu tư dài hạn khác
  • Có TK 221 – Đầu tư vào công ty con.

(6) Khi thu hồi, thanh lý vốn đầu tư vào công ty con, phát sinh lỗ về thu hồi vốn đầu tư, ghi:

  • Nợ các TK 111, 112
  • Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng
  • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (đối với các khoản lỗ đầu tư không thể thu hồi)
  • Có TK 221 – Đầu tư vào công ty con.

(7) Khi thu hồi, thanh lý vốn đầu tư vào công ty con, phát sinh lãi về thu hồi vốn đầu tư, ghi:

  • Nợ các TK 111, 112
  • Nợ TK 138 – Phải thu khác
  • Có TK 221 – Đầu tư vào công ty con
  • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (đối với các khoản chênh lệch lãi đầu tư thu hồi)

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Phần mềm kế toán Doanh nghiệp MISA SME.NET 2020 thực hiện đầy đủ các tính năng nghiệp vụ kế toán và tích hợp nhiều tiện ích hiện đại

– Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản trị tài chính – kế toán theo đúng thông tư 133/2016/TT-BTC và 200/2014/TT-BTC

– Quản trị tình hình tài chính kế toán mọi lúc, mọi nơi qua mobile

– Kết nối với Tổng cục Thuế, phần mềm hóa đơn điện tử, ngân hàng điện tử, phần mềm bán hàng, chữ ký số eSign tiết kiệm thời gian, chi phí kê khai thuế, sử dụng hóa đơn, giao dịch ngân hàng.

Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem TẠI ĐÂY

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không