Kiến thức Tài chính kế toán Kế toán vật tư: Các cách phân loại vật liệu

Kế toán vật tư: Các cách phân loại vật liệu

828
Trong doanh nghiệp sản xuất, vật liệu bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau cho nên để quản lý một cách chính xác, chặt chẽ cần phân loại vật liệu ra thành nhiều nhóm phù hợp với các yêu cầu quản lý. Bài viết sau đây MISA sẽ cung cấp thông tin về Kế toán vật tư: cách phân loại và đánh giá vật tư.
 
 

1. Phân loại vật tư

 

Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị, vật liệu được chia thành:

– Nguyên vật liệu chính (bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài). Đối với các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu chính là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm.
– Vật liệu phụ: là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, làm tăng chất lượng nguyên vật liệu chính, làm tăng chất lượng sản phẩm trong xây dựng cơ bản.
– Nhiên liệu: là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất để chạy máy thi công như than, xăng, dầu; dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải…
– Vật liệu khác: là các vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm như gỗ, sắt thép vụn hoặc phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản cố định.
Ngoài ra, nếu căn cứ vào mục đích, công dụng kinh tế của vật liệu cũng như nội dung quy định phản ánh chi phí vật liệu trên các tài khoản kế toán thì vật liệu của doanh nghiệp được chi thành:
– Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho chế tạo sản phẩm.
– Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác như phục vụ quản lý ở các phân xưởng, tổ, đội sản xuất…
 
phân loại vật liệu

 

2. Đánh giá vật liệu

 

Đánh giá vật liệu là việc xác định giá trị của chúng theo các phương pháp nhất định. Về nguyên tắc, vật liệu là tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho và phải phản ánh theo giá trị vốn thực tế, nhưng do vật liệu luôn biến động và để đơn giản cho công tác kế toán vật liệu thì cần sử dụng gía hạch toán.

2.1. Đánh giá vật liệu theo giá thực tế
2.1.1. Giá thực tế nhập kho
Nguyên vật liệu được nhập từ nhiều nguồn khác nhau và giá thực tế của chúng được xác định như sau:

* Đối với vật liệu mua ngoài (với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) thì trị giá nguyên vật liệu bao gồm:

+ Giá mua trên hoá đơn (giá không có thuế giá trị gia tăng).
+ Chi phí thu mua thực tế (chi phí vận chuyển, bốc dỡ…), chi phí thu mua của nguyên vật liệu có thể được tính trực tiếp vào giá thực tế của từng thứ nguyên vật liệu. Trường hợp chi phí thu mua có liên quan đến nhiều loại nguyên vật liệu thì phải tính toán và phân bổ cho từng thứ liên quan theo tiêu thức nhất định. Trong trường hợp mua nguyên vật liệu vào sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng loại dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoạt động văn hoá, phục lợi được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì giá thực tế nguyên vật liệu mua ngoài bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (bao gồm cả thuế giá trị gia tăng đàu vào và chi phí thu mua vận chuyển).

* Đối với vật liệu thuê ngoài gia công thì giá vật liệu bao gồm:

+ Giá thực tế nguyên vật liệu xuất chế biến.
+ Tiền công thuê ngoài gia công chế biến.
+ Chi phí vận chuyển bốc dỡ vật liệu đi chế biến và mang về.

* Đối với vật liệu tự gia công chế biến: là giá thực tế vật liệu xuất kho chế biến và các chi phí biến liên quan.

* Đối với vật liệu nhận vốn góp liên doanh: là giá trị được hội đồng liên doanh đánh giá.

* Đối với vật liệu là phế liệu thu hồi: giá trị được đánh giá theo giá trị sử dụng nguyên vật liệu đó hoặc giá ước tính.

2.1.2. Giá thực tế xuất kho

 
Khi xuất dùng vật liệu, kế toán phải tính toán chính xác giá vốn thực tế của chất lượng cho các nhu cầu, đối tượng sử dụng khác nhau. Việc tính giá thực tế của vật liệu xuất kho có thể được thực hiện theo một trong các phương pháp sau:

* Tính theo đơn giá của vật liệu tồn đầu kỳ: Theo phương pháp này thì giá thực tế xuất kho được xác định trên cơ sở số lượng vật liệu xuất dùng và đơn giá vật liệu tồn đầu kỳ.
Giá thực tế xuất kho = (số lượng xuất kho) x (đơn giá vật liệu tồn đầu kỳ) (1.1.)
Đơn giá vật liệu tồn đầu kỳ = (1.2.)

* Tính theo phương pháp giá thức tế bình quân giá quyền. Về cơ bản thì phương pháp này giống pkp trên nhưng đơng giá vật liệu được tính bình quân cho cả số tồn đâù kỳ và nhập trong kỳ.
= (1.3)
Giá thực tế xuất kho = (Đơn giá bình quân) x (Số lượng xuất kho) (1.4)

* Tính theo giá thực tế đích danh: Phương pháp này áp dụng đối vói các loại vật tư đặc chủng. Giá thực tế xuất kho căn cứ vào đơn giá thực tế vật liệu nhập theo từng lô, từng lần nhập và số lượng xuất kho theo từng lần nhập đó.

* Tính theo phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này thì phải xác định được giá thực tế nhập kho của từng lần nhập, sau đó căn cứ vào số lượng xuất tính ra giá trị thực tế xuất kho nguyên tắc: tính theo nguyên giá thực tế nhập trước đối với lượng xuất kho thuộc lần nhập trước, số còn lại (tổng số xuất kho trừ đi số xuất thuộc lần nhập trước) được tính theo đơn giá thực tế các lần nhập sau. Như vậy, giá thực tế của vật liệu tồn cuối kỳ chính là giá thực tế của vật liệu nhập kho thuộc các kho sau cùng.

* Tính theo giá nhập sau – xuất trước (LIFO): theo phương pháp này thì cũng phải xác định được đơn giá thực tế của từng lần nhập nhưng khi xuất sẽ căn cứ vào số lượng và đơn giá thực tế nhập kho lần cuối hiện có trong kho vào lúc xuất sau đó mới lần lượt đến các làn nhập trước để tính giá thực tế xuất kho.

 
 

2.2. Đánh giá vật liệu theo giá hạch toán

 
Giá hạch toán là loại giá ổn định được sử dụng thống nhất trong phạm vi doanh nghiệp để theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất hàng ngày, cuối tháng cần phải điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế vật liệu xuất dùng dựa vào các hệ số giá thực tế với giá giá hạch toán vật liệu.
 
Tuỳ thuộc vào đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà hệ số giá vật liệu có thể tính riêng theo từng thứ, từng nhóm hoặc tất cả các loại vật liệu.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ tài chính – kế toán như: 
– Tự động hạch toán các chứng từ thu, chi tiền theo từng loại tiền (nội tệ, ngoại tệ) giúp tiết kiệm thời gian nhập liệu
– Dự báo dòng tiền thu, chi trong tương lai giúp doanh nghiệp tối ưu vòng quay vốn.
– Dịch vụ ngân hàng điện tử: Chuyển tiền điện tử; Tra cứu số dư tài khoản; Tra cứu lịch sử giao dịch; Tự động đối chiếu sổ phụ ngân hàng, tự động hạch toán các giao dịch thu, chi tiền tiền gửi ngay trên phần mềm.
– Cho phép tổng hợp công nợ phải thu theo từng khách hàng, nhân viên bán hàng, bộ phận bán hàng, thị trường, hợp đồng, đơn đặt hàng; hóa đơn, hạn nợ…
Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem tại đây

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không