Kiến thức Tài chính kế toán Tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình trong Doanh nghiệp, các phương...

Tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình trong Doanh nghiệp, các phương pháp khấu hao TSCĐ

110

Theo quy định của Luật Kế toán, Doanh nghiệp được tự lựa chọn phương pháp trích khấu hao TSCĐ sao cho phù hợp với đặc thù của Doanh nghiệp mình. Bài viết sau đây, MISA sẽ giới thiệu các phương pháp khấu hao TSCĐ

I. Tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ hữu hình

Theo QĐ 206 quy định về tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ hữu hình như sau:
  • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
  • Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;
  • Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên;
  • Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ) bao gồm:
  • Giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại),
  • Các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như:
  • Lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ;
  • Chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ…

Do TSCĐ tài sản cố định được sử dụng trong thời gian dài và giá trị lớn do vậy  Doanh nghiệp phải tính và phân bổ dần giá trị TSCĐ vào chi phí của Doanh nghiệp việc làm này được gọi là khấu hao TSCĐ

Giá trị còn lại TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ – Số khấu hao lũy kế của tài sản

II. Các phương pháp khấu hao đường thẳng

1. Phương pháp khấu hao đường thẳng

Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây:
Các phương pháp khấu hao TSCĐ

 2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
  • Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

khấu hao tài sản cố định

 3. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
  • Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;

Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ về tài sản cố định như:

  • Quản lý danh sách TSCĐ tại đơn vị chi tiết theo từng loại tài sản, bộ phận sử dụng…
  • Tự động hạch toán các bút toán ghi tăng, ghi giảm, khấu hao, đánh giá lại, điều chuyểnTSCĐ
  • Kiểm kê TSCĐ: Tự động hiển thị danh sách TSCĐ theo từng đơn vị sử dụng và Tự động xử lý các kiến nghị sau kiểm kê.

Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem tại đây

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không