Kiến thức Tài chính kế toán Cẩm nang tính lương và phân bổ chi phí nhân công cho...

Cẩm nang tính lương và phân bổ chi phí nhân công cho kế toán quản trị lao động và tiền lương

3787
Finances and budgeting, businessman stacking coins on office desk
Việc tính lương và phân bổ chi phí nhân công được dựa trên cơ sở các chứng từ hạch toán lao động và chính sách chế độ về lao động, tiền lương hiện hành. Bài viết sau đây cung cấp các kiến thức liên quan đến việc tính lương và phân bổ chi phí nhân công bao gồm: hình thức tiền lương, cách tính tiền lương và chi phí nhân công.
 

Tính lương và phân bổ chi phí nhân công

 

1. Hình thức tiền lương

 
– Hình thức tiền lương thời gian
– Hình thức tiền lương sản phẩm
 

2. Cách tính tiền lương

 

a. Tính lương thời gian

 
Tiền lương phải trả theo thời gian = thời gian làm việc x mức tiền lương thời gian. (Mức tiền lương thời gian được áp dụng cho từng bậc lương)
Tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý mà doanh nghiệp có thể tính mức lương thời gian theo mức lương tháng, lương ngày, lương giờ, lương công nhật.
+ Mức lương tháng tính như sau: Mi = Mu + Hi
Trong đó :
Mi là mức lương của lao động bậc i
Mu là mức lương tối thiểu
Hi hệ số cấp bậc lương bậc i
+ Mức lương tính như sau: Mức lương ngày = Mức lương tháng 26 ngày
+ Mức lương giờ tính như sau: Mức lương giờ = Mức lương ngày 8 giờ
+ Lương công nhật: Là tiền lương tính theo ngày làm việc, áp dụng đối với những người lao động tạm thời chưa xếp vào thang lương. Họ làm việc ngày nào hưởng tiền lương (tiền công) ngày ấy, theo mức lương quy định cho từng loại công việc.
 

b. Tính lương theo sản phẩm, phương pháp chia lương sản phẩm tập thể

 
Tiền lương phải trả cho người lao động = Khối lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành x Đơn giá tiền lương sản phẩm
 
Tính lương và phân bổ chi phí nhân công

 

c. Phân bổ chi phí nhân công vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 

 
– Chi phí nhân công trong chi phí sản xuất kinh doanh gồm: Các khoản tiền lương (tiền công), các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động khi họ thực hiện các công việc sản xuất, bán hàng, quản lý kinh doanh,… và các khoản trích theo tỉ lệ nhất định tính trên tiền lương (tiền công) (trích BHXH, BHYT, KPCĐ). Kế toán quản trị cần phải xác định đủ nội dung chi phí nhân công tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của đối tượng sử dụng lao động liên quan.
 
– Trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp quy định việc sử dụng các tài khoản cấp 1 và cấp 2 để phản ánh chi phí nhân công, đó là TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp, TK 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng, TK 6411- Chi phí nhân viên (bán hàng), TK 6421 – Chi phí nhân viên quản lý, … kế toán quản trị có thể mở các TK cấp 2,3… của các tài khoản 622, 6271, 6411, 6421 để phản ánh chi phí nhân công của từng đối tượng cụ thể.
+ Ví dụ: TK 6221 – Chi phí nhân công trực tiếp – phân xưởng 1, TK 6221A – Chi phí nhân công trực tiếp PX1 – SPA, TK6221B- chi phí nhân công trực tiếp PX1- SPB; TK 6222 – Chi phí nhân công trực tiếp PX2, TK 6222C -Chi phí nhân công trực tiếp PX2 – SP C….
+ TK 62711 – chi phí nhân công quản lý PX (bộ phận) 1, TK 62712- Chi phí nhân công quản lý phân xưởng (bộ phận) 2,…
– Hàng tháng kế toán căn cứ vào các bảng thanh toán tiền lương, bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và các chứng từ gốc liên quan để tổng hợp, xác định số phân bổ chi phí nhân công vào chi phí sản xuất kinh doanh của đối tượng sử dụng lao động liên quan. Việc tính toán, phân bổ chi phí nhân công cho các đối tượng sử dụng có thể thực hiện bằng phương pháp trực tiếp hay bằng phương pháp phân bổ gián tiếp. Kết quả tính toán, phân bổ được phản ánh trong”Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương”.
– Để ghi vào các cột thuộc phần “Tiền lương và các khoản khác thuộc quỹ lương” kế toán căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương và các chứng từ hạch toán thời gian lao động, kết quả lao động thực hiện tập hợp, phân loại chứng từ theo từng đối tượng sử dụng trên cơ sở đó xác định số tiền lương (phân tích theo lương sản phẩm, lương thời gian) các khoản phụ cấp và các khoản khác thuộc quỹ lương của doanh nghiệp phải trả cho người lao động ghi vào các cột tương ứng.
Căn cứ vào tỉ lệ trích bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ) và cơ sở tính trích (tiền lương thực tế phải trả hoặc tiền lương cơ bản theo qui định) theo từng đối tượng sử dụng tính ra số tiền trước BHXH, BHYT, KPCĐ để ghi vào các cột tương ứng của phần “các khoản trích theo lương”.
– Căn cứ vào kết quả tính trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất để ghi vào cột “khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất”, các dòng đối tượng sử dụng liên quan thuộc chi phí nhân công trực tiếp (chi phí NCTT).
– Số liệu ở cột “tổng cộng” của bảng phân bổ này cho biết chi phí nhân công tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng liên quan. Cần lưu ý rằng trường hợp doanh nghiệp thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất thì trong chi phí NCTT không bao gồm tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho CNSX trong tháng.
Hàng tháng kế toán căn cứ vào các bảng thanh toán tiền lương, bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và các chứng từ gốc liên quan để tổng hợp, xác định số phân bổ chi phí nhân công vào chi phí SXKD của đối tượng sử dụng lao động liên quan. Việc tính toán, phân bổ chi phí nhân công cho các đối tượng sử dụng có thể thực hiện bằng phương pháp trực tiếp hay bằng phương pháp phân bổ gián tiếp. Kết quả tính toán, phân bổ được phản ánh trong “Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương”.
Tính lương và phân bổ chi phí nhân công
Phần mềm kế toán MISA SME.NET giúp tự động hóa toàn bộ quy trình tính lương trong doanh nghiệp như:
 
  • Có thể lập bảng chấm công trên phần mềm hay nhập khẩu kết quả chấm công tổng hợp của bộ phận nhân sự vào phần mềm để tính lương
  • Cho phép tính lương theo thời gian, hệ số, hay theo mức lương thỏa thuận của doanh nghiệp, đặc biệt phần mềm còn tính được lương làm thêm giờ và làm đêm và tự động tính bảo hiểm, thuế TNCN tạm tính cho từng cán bộ.
  • Tự động tính, phân bổ và hạch toán chi phí lương, chi phí bảo hiểm và thuế TNCN tạm tính.
Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET, anh chị kế toán vui lòng click xem thêm:
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không