Không phải tất cả các món nợ đều xấu. Xác định rõ các khoản nợ sẽ giúp bạn quản lý ngân quỹ của mình tốt hơn.
1. Nợ tốt
Một số khoản nợ của bạn có thể coi là những khoản đầu tư. Nếu bạn dùng một khoản nợ để mua sắm những thứ có giá trị và đóng góp cho sự lớn mạnh ngân quỹ của bạn, hãy yên tâm rằng đó là khoản nợ tốt.
Một số ví dụ: mua nhà, sinh viên vay tiền để trang trải học phí trong suốt thời gian học đại học…
2. Nợ xấu
Khi bạn dùng tiền để mua những thứ sẽ được tiêu dùng, đó không phải là khoản nợ tốt. Thậm chí nó có thể tạo ra vài bất ổn cho tình hình tài chính của bạn.
Một số ví dụ: Khoản nợ bạn dùng để chi trả cho kỳ nghỉ của mình được coi là nợ xấu. Ngay cả khi nó mang tới cho bạn sự nghỉ ngơi và hiệu quả làm việc sau khi trở lại nhưng một kỳ nghỉ không được đánh giá cao về giá trị tài chính. Đừng sử dụng các khoản nợ để thanh toán cho việc nghỉ ngơi, nhất là khi bạn biết rõ mình chưa đủ khả năng chi trả.
3. Làm thế nào?
Khoản nợ tốt đạt được khi bạn có thể đưa ra những quyết định khôn ngoan về tương lai của mình. Ví dụ, khi phân tích bức tranh tài chính, bạn cố gắng để quyết định các khả năng thanh toán được nợ nần. Thông thường, đó là một ý kiến hay nếu tập trung vào giải quyết các khoản nợ từ thẻ tín dụng, vay tự động trước khi tính đến các khoản vay và thế chấp khác.
Một số người định dùng các khoản nợ tốt để trả cho các khoản nợ xấu. Không phải là ý tưởng hay nếu thanh toán khoản nợ này bằng khoản nợ khác. Thay vào đó, sử dụng tiền mặt để thanh toán, bạn sẽ không phải kinh hoàng nhìn những khoản nợ chất chồng.
Ngay cả đối với các khoản nợ tốt, bạn cũng không nên quá tự tin. Xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kỳ quyết định tài chính nào sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro.
Theo suctrevietnam
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông