Trong các ngày qua, thông tin về giảm phát đã khuấy động không ít diễn đàn. Bên cạnh đó, thông tin về CPI giảm càng làm tăng thêm mối lo ngại rằng chiều hướng giảm phát sẽ còn sâu hơn. Nói chung là có nhiều lo lắng và … nhiều lạc quan!
Nếu chúng ta cho rằng việc bất động sản (BĐS) giảm giá vì giá BĐS đã quá cao, thì nay buộc phải giảm giá (về với giá trị thực tế của nó). Thì việc CPI quay về “giá trị thực” của nó không phải là vấn đề phải làm cho chúng ta quá ư lo lắng. Giá xăng dầu, một “sơ sở” tăng giá của những năm qua nay đã giảm, thì việc giá cả giảm theo không phải là nghịch lý.
Những yếu tố tác động giảm giá bao gồm :
1/ Giá xăng dầu giảm
2/ Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) giảm
3/ Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) được kéo dãn tạo nên lợi tích tương đối, xem như doanh nghiệp nhỏ đã có một nguồn vốn bằng 10% doanh thu không phải trả lãi trong 6 tháng.
4/ Sức mua đang thấp
5/ Nền kinh tế cần được kích cầu
Tuy nhiên, giới thương nhân (doanh nghiệp, tiểu thương) không dễ gì thực hiện kéo ngay giá bán xuống. Những yếu tố không thể làm giảm giá bao gồm :
1/ Giá xăng dầu giảm thì ai dám chắc ngày mai không tăng? Làm sao biết được Nước Mỹ sẽ làm gì đối với Sirya và Iran. Và nếu có một cuộc chiến tranh bùng nổ nay mai ở Trung đông thì Arab có thể tăng trữ lượng khai thác hay không nhằm giữ giá!
2/ Hoạt động kinh doanh là một hoạt động không biết ngày mai sẽ thế nào! Ngày mai có thể lỗ. Mà nếu ngày mai lỗ thì yếu tố giảm thuế TNDN không có vai trò gì về tài chính, nhưng có vai trò động viên tinh thần cho doanh nghiệp lỗ. Chưa nói đến việc doanh nghiệp nhiều khi lỗ thật mà khi quyết toán thuế thì theo luật thuế, doanh nghiệp lại có lãi phải chịu thuế vì nền kinh tế có quá nhiều những khoản chi không thể có hóa đơn chứng từ.
3/ Tương ứng với mục 3 trên thì không bình luận. Vì tác động này không có chiều hướng phủ nhận ngược lại.
4/ Sức mua mặc dù đang thấp, nhưng giảm giá không thể cùng lúc với …. giảm lương. Giá cả tăng trong thời gian qua áp lực tăng lương lên người trả lương quá lớn. Nay giảm giá thì phải giảm chi phí (là phù hợp), thế thì trong giảm chi phí đó có yếu tố giảm lương hay không? Chắc chắn 100% doanh nghiệp không dám đưa ra giải pháp giảm lương ngoại trừ các doanh nghiệp có chính sách tiền lương theo tỷ lệ trên doanh thu.
5/ Nền kinh tế cần được kích cầu, nhưng nếu kích cầu thì ai sẽ kích cầu chứ doanh nghiệp chắc chắn không muốn đi tiên phong trong kích cầu. Vì kích cầu là kế hoạch vĩ mô bằng chi tiêu Chính phủ hoặc bằng một chương trình tiêu dùng rộng khắp. Chứ một vài doanh nghiệp “xông lên” kích cầu thì sau đó vẫn thế.
Mặt hàng thiết yếu đang rất cần được giảm giá để kích cầu!
Doanh nghiệp, tiểu thương vẫn còn chần chừ vì giá giảm chưa sâu, các yếu tố tác động đầu vào
còn bấp bên nên chưa có quyết định giảm giá nhanh chóng được.
Kết luận : Trong tất cả các yếu tố thì yếu tố dãn thuế GTGT là yếu tố thiết thực và có thể thực hiện ngay. Do đó, khả năng giảm giá ngay có thể giảm được sẽ được tính như sau :
Tháng thứ nhất giảm được trên doanh thu :
10% thuế GTGT * Lãi suất 1 tháng là 0,8% = 0,08%/doanh thu.
Tức là, nếu 1 Kg thịt giá bán 100.000đ thì giá giảm ngay có thể là 80đ. Tức là giá bán mới ngay 1 tháng sau đó là 99.920đ/kg thịt.
Tháng thứ hai giảm được trên doanh thu :
10% thuế GTGT * Lãi suất 1 tháng là 0,8% = 0.08%/doanh thu.
Tức là, nếu 1 Kg thịt giá bán 99.920đ thì giá giảm ngay có thể là 79,938đ. Tức là giá bán mới ngay 2 tháng sau đó là 99.840đ/kg thịt.
Tương tự với các tháng sau đó. Mức giảm giá tăng lên dần. Mức giảm này nhìn thấy khó phát hiện, nhưng theo nghiên cứu của cá nhân tôi thì đã có những bước giảm như vậy.
Về các yếu tố khác, đòi hỏi phải có độ trễ! Nếu 3 tháng tiếp nữa và giá dầu không tăng đột biến thì giá cả sẽ giảm tiếp và doanh nghiệp có thể giảm giá sâu hơn nữa. Khi đó chúng ta mới chứng kiến mức giảm giá nhiều hơn. Ngay trong tháng 7 và tháng 8, có thể CPI không giảm nhiều. Nếu yếu tố giá dầu không biến động thì tháng 9 chúng ta sẽ chứng kiến mức giảm CPI ngoạn mục hơn.
Về yếu tố kích cầu, Chính phủ cần nâng mức lạm phát thay vì hiện nay khoảng 7% lên mức 9% để kích cầu. Trường hợp không thể nâng lạm phát lên 9% (vì để lãi huy động thực dương mức lạm phát phải dưới 9%), Chính phủ cần phát động phong trào kích cầu thông qua nhiều chương trình có tính chất xã hội và khuyến khích doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp phát động phong trào kích cầu xã hội.
Nếu kích cầu bằng giải pháp tăng lạm phát thì rủi ro nhiều hơn. Bởi đó là ván bài đánh cược với giá dầu. Tăng lạm phát mà giá dầu tăng thì các chương trình khuyến khích sẽ nhanh chóng đỗ sụp. Do đó cần thực hiện bằng một giải pháp khác đối với chương trình kích cầu. Hoặc thực hiện song song hai chương trình.
Theo quản trị tài chính
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông