Kiến thức Tài chính kế toán Giá điện tăng – dập tắt hi vọng phục hồi của doanh...

Giá điện tăng – dập tắt hi vọng phục hồi của doanh nghiệp

32
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamBất ngờ tăng giá điện như một cú “knock- out” giáng thẳng vào các doanh nghiệp (doanh nghiệp) vốn đang suy kiệt. Trong khi đó, các chuyên gia trong ngành nói rằng, giá điện thời điểm hiện nay không hề lỗ.

Điện vô tình, ép doanh nghiệp đến cửa “tử”

Gói cứu trợ của Chính phủ vẫn còn chưa thấm tới doanh nghiệp, giá xăng dầu liên tiếp 5 lần giảm cũng khiến doanh nghiệp khấp khởi mừng thì bỗng, giá điện lại tăng. Cú sốc giá điện này đang dập tắt hi vọng hồi phục sản xuất của nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Chia sẻ với PV, ông Lương Vạn Vinh, Giám đốc công ty TNHH Mỹ Hảo ngao ngán tỏ vẻ khó hiểu: “Thời điểm bây giờ, giá dầu đang xuống, tất cả nguyên vật liệu đều đang giảm, kinh tế khó khăn, tại sao lại tăng giá điện? Giá điện tăng là hết sức vô tình!”
“EVN kêu tăng giá để bù lỗ, cũng hết sức vô lý. Nếu sản xuất kinh doanh điện mà còn lỗ thì tại sao, có bao nhiêu nhà đầu tư vẫn vào ngành điện?”, ông Vinh băn khoăn.
Theo ông Vinh, ngoại trừ lò đốt không dùng điện, còn lại các dây chuyền thiết bị, tất cả máy móc đều chạy bằng điện cả. Giá điện tăng thì giá thành sản xuất tất yếu tăng. Nhưng vì sức mua suy giảm, chúng tôi cũng không thể tăng giá sản phẩm được.
Ông nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “Doanh nghiệp vốn đã đang khó khăn thế này, sao lại còn tăng giá điện?”
Cũng tâm trạng này, ông Đỗ Duy Thái, Tổng Giám đốc Công ty Thép Việt tỏ ra thất vọng: “Nhà nước nói cần phục hồi sản xuất mà lại tăng giá điện thì thật vô lý! Trong bối cảnh này, doanh nghiệp đóng cửa phá sản hàng loạt thì tăng giá điện là đi ngược với chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp, phục hồi sản xuất”.
Theo phân tích của ông Thái, ngành thép đang tồn kho rất lớn, sức mua đã rất thấp. Riêng tại công ty Thép Việt hiện đang tồn kho tới gần 100.000 tấn, thời gian qua chỉ chạy 60% công suất thiết kế. Chính phủ đã đưa ra các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhưng tới thời điểm này, vẫn chưa có khởi sắc gì. Khó khăn của doanh nghiệp nói riêng, của kinh tế nói chung vẫn chưa tới đáy, vì tiêu thụ thép ở tháng 6 còn thấp hơn cả tháng 5.
Ông Thái cho biết, tiền điện chiếm 5-6% giá thành sản xuất thép nên lẽ thường, giá thép có thể phải tăng thêm một chút, nhưng khi thị trường đầu ra đang đi xuống thế này, doanh nghiệp thép sẽ càng thêm khó khăn.
“Tăng giá điện ở thời điểm này là bất hợp lý”, ông Thái nhấn mạnh.
Đánh giá về điều này, bà Dung, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cười buồn nói: “Ngành dệt may dùng rất nhiều điện cho dây chuyền sản xuất. Giờ nhiều doanh nghiệp trong ngành vốn đã ngắc ngoải rồi, nay thêm giá điện tăng thì chỉ có “tử” thôi”.
Việc tăng giá lại được chọn đúng thời điểm chỉ số giá tiêu dùng đang giảm xuống, nên việc tăng giá điện được coi là không ảnh hưởng nhiều đến lạm phát. Trên thực tế, lạm phát không còn là vấn đề quá nóng hiện nay. Tuy nhiên, suy xét toàn bộ thì cách làm này của ngành điện và bộ Công Thương rất bất hợp lý.
Chuyên gia Phạm Chi Lan phân tích, dù CPI giảm nhưng cái giảm đó không không hẳn do nhân tố điều hành vĩ mô tốt, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định mà phần lớn là do sức mua đang giảm mạnh. Đó là lúc tình hình kinh tế và doanh nghiệp hết sức khó khăn.
Với các doanh nghiệp, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp đã ban hành nhưng chưa đi vào cuộc sống bao nhiêu, ví dụ như lãi suất giảm nhưng doanh nghiệp chưa được hưởng, hệ thống ngân hàng vẫn còn lúng túng bế tắc thực hiện lãi suất thấp. doanh nghiệp vẫn tiếp tục đóng cửa, giải thể. Trong 6 tháng đầu năm, hơn 26.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động. Tồn kho cao, tăng trưởng rất thấp dù có nhích lên.

Giá điện đang có lãi?

Đời sống người dân cũng vẫn bị ảnh hưởng nặng nề. Tất cả những cái đó thể hiện kinh tế vẫn hết sức khó khăn, Chính phủ còn phải làm nhiều việc nữa để tháo gỡ khó khăn.
“Vậy mà khó khăn chưa kịp tháo gỡ, điện lại dội vào giá. Điều này càng làm tắt đi hi vọng của doanh nghiệp, với sự giúp đỡ của Chính phủ sẽ tiêu thụ được hàng tồn kho. Với giá điện mới, các mặt hàng khác tăngg lên, bài toán tồn tại cho doanh nghiệp sẽ trở nên khó nhiều. Họ sẽ không biết tính toán vào đâu cho hợp lý”, bà Lan nói.
Trước đó, trao đổi với PV, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết, giá điện hiện nay đang được EVN đang mua trung bình chỉ có 700 đồng/kWh, trong khi, giá bán bình quân lên tới 1.400-1.500 đồng/kWh, tương ứng 7 cent. Trong đó, giá mua của thủy điện chỉ tầm 500-600 đồng/ kWh, nhiệt điện có đắt hơn một chút.
Ông đánh giá “Năm nay là thừa điện, ngành điện không phải đến mức chạy dầu. Cộng với phí truyền tải, các phần phụ trợ nữa, vốn chiếm tỷ trọng không quá 30% trong giá thành thì giá điện dù chưa tăng vẫn có lãi”.
“Mua buôn thì giá rẻ như bèo. Còn bán lẻ thì giá cực cao. Đặc biết, giá bậc thang đang áp dụng rất “hiểm”. Thêm một số là tăng giá.Đáng lẽ, nếu mua nhiều thì giá càng rẻ, còn được khuyến mại, ở đây thì mua nhiều chừng nào đắt chừng ấy. Đã gọi là thị trường thì phải có tăng, có giảm. Lúc thừa điện như hiện nay thì phải giảm giá điện”, ông Ngãi bình luận.
Băn khoăn về điều này, bà Phạm Chi Lan cũng bày tỏ, EVN thông báo tăng với lý do giá than tăng 10-11,5%, rồi đưa ra các mức giá của dầu, khí đốt và tỷ giá làm cơ sở. Nhưng rõ ràng, giá của khí đốt là trong thời gian gần đây là giảm xuống, giá dầu cũng đã mấy lần điều chỉnh giảm.
Ở câu chuyện này đang có một nghịch lý lớn, mỗi khi giá dầu mỏ tăng thì ngành điện cũng đòi tăng ngay, giờ giá dầu giảm thì vẫn đòi tăng tiếp là bất hợp lý. Mấy năm trước, vì tỷ giá tăng nên ngành điện kêu lỗ, nhưng năm nay, tỷ giá ổn định, còn điện chạy bằng than tỷ trọng không lớn.
“Tất cả những điều đó cho thấy đề xuất của ngành điện còn nhiều bất cập”, bà Lan nói
Phạm Huyền

Theo VEF

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không