Kiến thức Tài chính kế toán Giao quyền và kiểm soát cho chính doanh nghiệp

Giao quyền và kiểm soát cho chính doanh nghiệp

38
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamNgày thứ 6 cuối cùng của tháng 6, cùng một lúc đã có những quyết định vế giá cả hai mặt hàng quan trọng: điện và xăng dầu. Một điểm chung của hai quyết định này là quyền định giá của doanh nghiệp được thể hiện rõ.
Ngày thứ 6 cuối cùng của tháng 6, cùng một lúc đã có những quyết định vế giá cả hai mặt hàng quan trọng: điện và xăng dầu. Một điểm chung của hai quyết định này là quyền định giá của doanh nghiệp (doanh nghiệp) được thể hiện rõ. Và điều này làm dấy lên nỗi lo về việc kiểm soát và bình ổn giá cả khi doanh nghiệp được giao quyền tự quyết.
Tối 29/6, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã gửi đi một thông báo về việc sẽ tăng giá điện từ ngày 1/7 thếm 5%. Không ầm ĩ và để cho cho khách hàng và các đối tượng khác có cơ hội ý kiến, giá điện được quyết một cách nhanh gọn, khác hẳn với những lần trước đây.
Sự thay đổi này dường gắn liền với bản chất mới trong điều hành giá điện đó là giao quyền tự quyết tăng giá cho doanh nghiệp trong phạm vi 5%. Dường như doanh nghiệp đã biết trước và chuẩn bị cho điều này tư lâu, chỉ chờ Bộ Công thương ban hành Thông tư số 17 /2012/TT-BCT qui định về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện vào ngày 29/6/2012 thì chỉ mấy giờ sau, EVN đã thông báo tăng giá. Trong trường hợp này thì EVN đã thể hiện một sự chủ động và triệt để hiếm có.
Trước đó ít giờ, Bộ Tài chính phát đi thông báo về việc điều hành kinh doanh xăng dầu. Theo đó, Liên Bộ Tài chính- Công Thương thống nhất, giao cho doanh nghiệp thực hiện quyền quyết định giá trong biên độ và tần suất theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009. Tuy nhiên, Liên Bộ lưu ý, trong trường hợp các doanh nghiệp muốn điều chỉnh giá, do có biến động tạo chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán hiện hành thì trước khi điều chỉnh, các doanh nghiệp phải đăng ký giá với Liên Bộ để Liên Bộ xem xét lựa chọn phương án xử lý phù hợp.
Như vậy, quyền định giá xăng dầu vốn đã được giao cho doanh nghiệp một thời gian ngắn trước đây, rồi cơ quan quản lý “thu lại” nay lại được giao về cho doanh nghiệp. Đây là điều mong mỏi lâu nay của doanh nghiệp xăng dầu và được Bộ Công thương nhiều lần đề xuất.
Như vậy, quyền định giá hai mặt hàng quan trọng điện và xăng dầu của nhà nước nay đã dần giao về cho doanh nghiệp. Nó cho thấy, các cơ quan quản lý đang đi đúng với lộ trình thị trường hóa giá cả các mặt hàng quan trọng như đã nhiều lần tuyên bố.
Trao quyền định giá xăng dầu cho doanh nghiệp chỉ là việc thực hiện lại một quy định chưa được thực thi một cách trọn vẹn. Và thời điểm nnayf đang được cho là thuận lợi khi giá xăng dầu đang bước vào một giai đoạn giảm giá mạnh, các yếu tố về cung – cầu, tỷ giá… đều ổn định. Và hy vonggj sẽ không tạo ra những cú sốc tăng giá như thời điểm bắt đầu thực thị Nghị định 84 vào cuối 2009.
Trong khi đó, việc doanh nghiệp được quyền tự quyết giá điện cũng đã được lên kế hoạch và có những bước chuẩn bị từ lâu và đã đợt tập dượt tập tiên từ cuối 2011. Lần này, EVN có đủ lý do để tăng giá. Trước đó, dù nhiều lần thông tin về tăng giá điện liên tục bị EVN bác bỏ nhưng bất cứ khi nào có cơ hội thì lãnh đạo doanh nghiệp và các đơn vị quản lý đều không quên nhắc đến chi phí đầu vào của giá điện đang tăng mạnh, sức ép từ khoản lỗ hàng ngàn tỷ đang gây khó khăn cho doanh nghiệp. Vì thế, dù CPI đang giảm, giá xăng dầu và nhiều loại hàng hóa khác điều chỉnh giảm… nhưng EVN vẫn có đủ lý do để tăng giá.
Trao quyền định giá và chuyện tăng giá của doanh nghiệp là một lộ trình đã được định sẵn và lần lượt thực hiện. Người dân dù có “bất ngờ” với thông báo tăng giá lạnh lùng của EVN hay lo ngại về những đợt tăng giá “sốc” của xăng dầu sắp tới cũng đành phải chấp nhận một lộ trình đã định sẵn. Tuy nhiên, điều lo ngại là khi giá cả theo thị trường và doanh nghiệp được trao quyền định giá thì yêu cầu về sự minh bạch và các cơ chế kiểm soát giá cả vẫn chưa thể hiện một bước tiến bộ nhiều so với trước đây.
Với xăng dầu, dù vẫn đều đặn công bố bảng giá thành đều đặn nhưng với các chuyên gia, đó chưa phải là tất cả hay đúng hơn mới chỉ là một phần nổi của giá. Còn rất nhiều vấn đề khác về các định mức kỹ thuật, chế độ hoa hồng, dữ trữ lưu thông, sử dụng quỹ bình ổn cho đến thời điểm và giá cả thực tế của mỗi lô hàng nhập khẩu và phân phối… tác động đến giá chưa nói đến. Cao hơn nữa, còn là chế độ kế toán, hiệu quả quản lý và kinh doanh của các doanh nghiệp và nhất là những ưu đãi và nguồn lực đầu tư của nhà nước cho doanh nghiệp và cho toàn ngành xăng dầu… vẫn chưa rõ ràng.
Hơn thế, với lịch sử điều hành giá xăng dầu, nhất là kinh nghiệm trong giai đoạn ngắn ngủi thực hiện giá xăng dầu theo thị trường trước đây khiến gười ta lo ngại các doanh nghiệp không bao giờ vì quyền lợi của người tiêu dùng và nền kinh tế mà chấp nhận chịu bớt lãi của doanh nghiệp và hoa hồng của đại lý.
Thực tế cho thấy, bất cứ khi nào giá cả có dấu hiệu tăng, lập tức doanh nghiệp đòi tăng giá kịch trần biến động… đi kèm theo đó luôn là những con số thua lỗ, nguy cơ vỡ hệ thống phân phối. Ngược lại, mỗi khi giá giảm, thì không ai xin giảm giá, mà cố kéo dài để thu lợi càng lớn càng tốt, doanh nghiệp thu lợi đủ thì đến lượt tăng hoa hồng cho các đại lý… còn giảm giá thì để sau cùng. Thậm chí, có những thời điểm, doanh nghiệp công khai khoản lãi ngàn đồng trên mỗi lít xăng dầu; tăng hoa hồng cao cho đại lý nhưng tuyệt nhiên chưa có ai xin giảm giá.
Chính vì thế, trong giai đoạn đầu giao quyền cho doanh nghiệp định giá trước đây, để có được một lần giảm giá, chính Bộ trưởng Bộ Thương mại đã phải vừa kêu gọi, đứng ra thống nhất và gây sức thì các doanh nghiệp mới chịu giảm.
Trong khi đó, với giá điện thì vấn đề minh bạch càng phức tạp hơn. Cho đến nay, người ta vẫn chưa thể biết giá thành cụ thể của từng nguồn điện như thủy điện, nhiệt điện, điện mua các nguồn ngoài EVN trong nước và mua nước ngoài chiến tỷ lệ thế nào trong giá thành chung của ngành điện. Hơn thế, các vấn đề nhức nhối kéo dài về thất thoát điện năng, lương cao bất thường, đầu tư ngoài ngành thua lỗ, quản lý yếu kém và hiệu quả kinh doanh thấp… đều chưa được làm rõ. Trong khi đó, điện lực cũng nhận được một nguồn đầu tư cực lớn từ nhà nước và các ưu đãi trong kinh doanh… nhưng đều chưa được tính toán và minh bạch hóa trong giá cả.
Hơn thế, chúng ta thực thi giá cả thị trường nhưng trên cả hai thị trường này đều chưa có sự cạnh tranh thực sự. Xăng dầu với hơn 10 đầu mối nhưng Petrolimex vẫn là ông lớn khống chế khoảng 50%. Còn với điện, EVN chiếm ưu thế tuyệt đối trong phát điện và độc quyền trong vận hành mạng lưới truyền tải.
Với một thực tế trong hoạt động kinh doanh, điều hành giá cả và thị trường như trên nên trong thời gian qua, dù nhà nước đảm nhận việc định giá điện và xăng nhưng mỗi lần tăng giá vẫn luôn nhận được những câu hỏi bức xúc về sự minh bạch và hợp lý của giá cả.
Nay giá cả được “thả” theo thị trường và “buông” cho doanh nghiệp tự quyết nhưng các cơ chế kiểm soát của nhà nước, sự cạnh tranh để kiểm soát giá theo thị trường vẫn chưa có nhiều thay đổi cho thấy sự tiến bộ… vì thế, người dân vẫn còn những cơ sở để bức xúc và lo lắng về sự minh bạch, hợp lý của mỗi quyết định giá cả mà doanh nghiệp đưa ra.
Lê Khắc

Theo VEF

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không