Kiến thức Tài chính kế toán Hỗ trợ 1.281 tỷ đồng giảm tổn thất trong nông nghiệp

Hỗ trợ 1.281 tỷ đồng giảm tổn thất trong nông nghiệp

377
Theo thống kê, trong 3 năm 2011-2013, Bộ Tài chính đã hỗ trợ kinh phí cho các địa phương phòng chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh cây trồng, vật nuôi; khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai với tổng kinh phí là 1.281 tỷ đồng.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Kinh phí hỗ trợ thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong 2 năm 2012- 2013 đạt 285,1 tỷ đồng. Ảnh Internet.

Để giảm tổn thất trong nông nghiệp, theo thống kê của Bộ Tài chính, Bộ đã hỗ trợ kinh phí thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trong 2 năm 2012- 2013 là 285,1 tỷ đồng.
Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch để hỗ trợ nông dân sản xuất lúa.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 48/NQ-CP về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thuỷ sản.
Trong đó quy định: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, từ năm thứ ba trở đi là 50% lãi suất đối với các khoản vay của các ngân hàng thương mại Nhà nước để đầu tư các máy móc, thiết bị như: làm đất, gieo cấy, trồng, chăm sóc, thu hoạch lúa, ngô, cà phê, chè, mía…
Ngoài ra, người dân được vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn với lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước để đầu tư xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, ngô, kho lạnh bảo quản thuỷ sản, thiết bị xay xát gạo, chế biến ướt cà phê,… Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho vay được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch giữa lãi suất cho vay thương mại và lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính đã ban hành nhiều Thông tư hướng dẫn thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, đối tượng áp dụng là các ngân hàng thương mại nhà nước bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất khi thực hiện việc cho vay theo quy định tại Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất khi thực hiện việc cho vay theo quy định tại Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg. Trong năm 2012 – 2013, Bộ Tài chính đã thực hiện tạm cấp cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số tiền 50 tỷ đồng.
Nhằm tiếp tục hỗ trợ nông dân giảm tổn thất sau thu hoạch, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ký ban hành Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2014.
Trong đó, Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, 50% lãi suất trong năm thứ ba cho vốn vay thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng đồng Việt Nam để mua máy, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Đồng thời, ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư dây chuyền máy, thiết bị giảm tổn thất trong nông nghiệp (bao gồm cả nhà xưởng).
Tuy nhiên, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ lãi suất và cấp bù chênh lệch lãi suất đối với các khoản vay đã ký hợp đồng vay vốn tại các ngân hàng thương mại trước ngày 31-12-2020.
Theo thống kê, trong 3 năm 2011-2013, Bộ Tài chính đã hỗ trợ kinh phí cho các địa phương phòng chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh cây trồng, vật nuôi; khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai với tổng kinh phí là 1.281 tỷ đồng. Trong đó, năm 2011 là 447,7 tỷ đồng; năm 2012 là 340,7 tỷ đồng; năm 2013 là 492,6 tỷ đồng.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không