Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nhựa và giấy có đặc thù riêng biệt không giống những doanh nghiệp khác. Kế toán doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nhựa và giấy cần hiểu những điểm khác biệt giữa doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nhựa, giấy và các doanh nghiệp khác, từ đó hiểu về công việc của kế toán và có phương pháp quản lý phù hợp với kế toán.
1. Điểm khác biệt giữa doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nhựa, giấy và các doanh nghiệp khác?
1.1. Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nhựa
Ngành Nhựa Việt Nam trong những năm gần đây có sự phát triển nhanh chóng. Đến nay toàn ngành có khoảng 2.000 doanh nghiệp trải dài từ Bắc vào Nam và tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm hơn 80%).
Các doanh nghiệp tiêu biểu về nhựa ở Việt Nam phải kể đến như tại Hồ Chí Minh: Công ty TNHH Sản xuất Nhựa Châu Âu, Công ty TNHH Nhựa Polyco, Công ty TNHH Nhựa Việt Nhật,… Tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Nhựa Phú Thái, Công ty Cổ phần Nhựa Hòa An Việt Nam, công ty Cổ phần Nhựa Vững Tiến…
Các nguyên liệu đầu vào thường nhập khẩu gồm hạt nhựa nguyên sinh như Bột PVC, Hạt PP, Hạt PE, Hạt PS… và các chất phụ gia khác (đối với mô hình công ty lớn) hoặc sẽ là giấy bán thành phẩm dạng đóng sẵn thành cuộn (đối với mô hình công ty nhỏ).
Thành phẩm có nhiều quy cách (kích thước, màu sắc…). Sản phẩm được chia thành nhiều loại:
+ Nhóm chai hộp nhựa, nhóm nhựa bao bì, nhóm nhựa công nghiệp (thùng nhựa, khay nhựa công nghiệp, lưới nhựa dẻo…);
+ Nhóm nhựa gia dụng(sản xuất thiết bị gia dụng như chén bát, rổ rá, cây lau nhà,…);
+ Nhóm nhựa phụ kiện (linh kiện nhựa điện tử, linh kiện nhựa ô tô…) gia công cho các đơn vị khác
+ Nhóm nhựa phụ kiện
+ Nhóm nhựa sản xuất (ly nhựa đựng cafe, trà sữa…)
Các doanh nghiệp sản xuất từ nhựa thường sản xuất liên tục hoặc theo đơn hàng (số lượng lớn) với đa dạng mẫu mã, màu sắc, kích thước,…Thêm vào đó với bên sản xuất hàng nhựa công nghiệp thì cần quản lý theo nhiều đơn vị tính (tấm, cây, cuộn…)
1.2. Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ giấy
Các doanh nghiệp sản xuất các sản từ giấy có tiếng trong nước có thể kế đến như tại thành phố Hồ Chí Minh: Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Giấy Xuân Phú, Công ty TNHH Thương mại Giấy Tường Nghệ, Công ty TNHH Sản xuất Giấy Thiên Trí… tại Hà Nội: Công ty TNHH Giấy và Sản xuất Bao bì Hà Nội, công ty TNHH Sản xuất Giấy và Bao Bì Ngọc Dung, Công ty TNHH Tư vấn Sản xuất Giấy Hoàng Hà…
Các doanh nghiệp sản xuất giấy thô (được sản xuất từ bột gỗ, tre, lứa, chất phụ gia khác (với các công ty lớn). Hoặc mua giấy bán thành phẩm từ bên khác đã được chế biến thành cuộn (với các công ty sản xuất quy mô nhỏ). Nguyên liệu có thể thu mua giấy vụn, phế liệu làm nguyên vật liệu đầu vào. Bao bì nhãn mác để đóng gói thành phẩm cuối cùng.
Thành phẩm từ doanh nghiệp sản xuất từ giấy thường đa dạng mẫu mã, kích thước: Văn phòng phẩm từ giấy, giấy vở học sinh, giấy ăn, giấy vệ sinh… Các sản phẩm từ doanh nghiệp sản xuất giấy đa dạng mẫu mã, kích thước: Văn phòng phẩm từ giấy, Giấy vở học sinh, giấy ăn, giấy vệ sinh…Các doanh nghiệp sản xuất giấy sản xuất liên tục đại trà (giấy vở học sinh, giấy ăn, tã giấy…) hoặc theo đơn hàng (giấy ăn, cốc chén đĩa giấy… phục vụ cho hàng không, khách sạn…)
2. Công việc của kế toán doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ nhựa, giấy
Kế toán có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, thực hiện các nghiệp vụ như kiểm tra, xử lý, thu thập và ghi chép các thông tin phát sinh liên quan đến tài chính doanh nghiệp.
- Một số công việc mà doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ nhựa, giấy thực hiện hàng ngày
– Kiểm soát, quản lý và ghi nhận các hoạt động đầu vào của nguyên vật liệu.
– Thực hiện các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất nguyên vật liệu thành thành phẩm.
– Hạch toán chi phí, định giá sản phẩm và các nghiệp vụ buôn bán, trao đổi hàng hóa đầu ra.
- Đối với công tác quản lý nguyên vật liệu và giám sát kho
– Kế toán doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ nhựa, giấy có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và phản ánh chính xác tình trạng nguyên vật liệu trong kho thông qua các nghiệp vụ xuất – nhập phát sinh.
– Thường xuyên theo dõi tình trạng nguyên vật liệu, hàng hóa và công vụ, dụng cụ trong kho.
– Kiểm kê, đối chứng tình trạng hàng hóa nguyên vật liệu trong kho so với thông tin được thể hiện trên sổ sách.
– Theo dõi, giám sát tình trạng sử dụng nguyên vật liệu, vật tư,…theo đúng định mức và quy chuẩn đã đề ra.
- Đối với nghiệp vụ bán hàng và công nợ
Cuối mỗi tháng, kế toán cần thực hiện chốt số dư theo định kì hàng tháng của doanh nghiệp theo các khoản ngân sách phải thu, chi theo các nghiệp vụ đã phát sinh trong tháng vừa qua. Cụ thể:
– Các khoản nợ cần thu: Kế toán tổng hợp theo dõi các khoản phải thu dựa trên các hóa đơn giá trị gia tăng, hàng hóa doanh nghiệp đã bán ra.
– Các khoản nợ phải trả: Kế toán tổng hợp theo dõi các khoản phải trả dựa trên thông tin hóa đơn chứng từ mua vào của doanh nghiệp.
- Đối với việc tập hợp chi phí để tính giá thành
Kế toán trong doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nhựa và giấy cần thực hiện nghiệp vụ giá thành bằng cách căn cứ theo chi phí tổng hợp từ tất cả các nguồn cần thiết để tạo thành thành phẩm như:
– Chi phí nguyên vật liệu
– Chi phí nhân công sản xuất trực tiếp
– Chi phí sản xuất chung
Ngoài ra, kế toán doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ nhựa, giấy còn đảm nghiệm vai trò lập, báo cáo các bảng báo cáo, liên quan tài chính, kế khai và thực hiện nộp thuế…
>> Tính giá thành công ty sản xuất sản phẩm từ nhựa
>> Quy trình kế toán công ty sản xuất nhựa
3. Một số lưu ý và sai sót thường gặp trong quá trình thực hiện công việc kế toán doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ nhựa và giấy
- Một số lưu ý thương gặp trong quá trình thực hiện công việc của kế toán doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ nhựa và giấy
– Sắp xếp công việc và phân chia công việc một cách khoa học để thúc đẩy hiệu quả làm việc và nâng cao trách nhiệm.
– Đảm bảo đáp ứng đủ khả năng chuyên môn cho các nghiệp vụ
– Thường xuyên cập nhật thông tin về tình trạng kho, chi phí sản xuất, mức giá thành sản phẩm nhằm giúp doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra quyết định khi cần thiết.
Với yêu cầu có phần đặc thù từ doanh nghiệp lĩnh vực sản xuất sản phẩm từ nhựa, giấy đòi hỏi kế toán cần phải có nghiệp vụ tốt liên quan đến tổng hợp, kiểm tra, hạch toán chi phí, giá thành sản phẩm.
- Một số sai sót của kế toán trong quá trình thực hiện nghiệp vụ trong doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nhựa, giấy
Trong quá trình quản lý tài chính – kế toán không hiếm trường hợp kế toán gặp khó, sai sót trong quá trình quản lý. Những sai sót dưới đây là những sai sót kế toán doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ giấy, nhựa dễ dàng gặp phải:
Thứ nhất, khó khăn trong quản lý tồn kho hàng hóa theo mã quy cách (màu sắc, kích thước…) dẫn đến mất nhiều thời gian và dễ sai sót trong khâu theo dõi, kiểm kê. Đây là khó khăn nhất đối với kế toán doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ nhựa, giấy. Khó khăn này khiến kế toán dễ sai lệch trong quá trình tổng hợp và khó khăn trong việc đưa ra con số chính xác.
Thứ hai, không đối chiếu được chênh lệch nguyên vật liệu thực tế xuất dùng so với định mức ban đầu dẫn dến tăng giá thành và giảm tính cạnh tranh trên thị trường.
Thứ ba, khó khăn trong quản lý tồn kho hàng hóa theo mã quy cách (màu sắc, kích cỡ, chất liệu,…) dẫn đến không có kế hoạch sản xuất, giao hàng phù hợp.
Thứ tư, khó khăn trong quá trình quản lý được hàng hóa nhận gia công/gửi đi gia công dẫn đến mất thời gian và kiểm soát không chính xác, giảm uy tín với đối tác.
Thứ năm, mất nhiều thời gian, công sức trong việc tổng hợp doanh số theo từng nhân viên kinh doanh để làm căn cứ tính lương thưởng.
Cuối cùng, khó khăn trong phân bổ chi phí chung trong quá trình sản xuất cho nhiều đơn đặt hàng dẫn đến mất nhiều thời gian, thậm chí không chính xác giá thành thành phẩm.
Những sai sót thường xuyên lặp đi lặp lại do kế toán chưa tìm ra phương pháp để thay đổi cách thức thực hiện công việc. Thời gian dài nếu không thay đổi phương pháp, kế toán có thể sẽ gặp khó khăn từ việc lập báo cáo, tham mưu cho chủ doanh nghiệp,…
4. Phương pháp nâng cao nghiệp vụ, hạn chế sai sót với kế toán doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ nhựa, giấy
Hiện nay, trong các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nhựa, giấy đều lựa chọn một trong hai phương pháp phổ biến sau để quản lý tài chính – kế toán doanh nghiệp: phương pháp quản lý bằng quy trình ngoài và phương pháp quản lý bằng phần mềm:
Quản lý bằng quy trình ngoài | Quản lý bằng phần mềm |
Với phương pháp quản lý bằng quy trình ngoài kế toán sẽ thực hiện việc lập, theo dõi, đối soát, hạch toán ra file excel. Việc theo dõi bằng excel phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thậm chí siêu nhỏ do số lượng nguyên liệu không nhiều, đặc tính ít.
Tuy nhiên, khi doanh nghiệp phát sinh nhiều nguyên liệu, phát sinh nhiều đặc tính việc theo dõi thủ công sẽ mất nhiều thời gian và công sức. Thêm vào đó, tình trạng không kiểm soát được tồn kho hàng hóa sẽ diễn ra nhiều do số lượng lớn đặc tính cần phân loại, kế toán dễ nhầm lẫn dẫn đến khó khăn trong quản lý, tổng hợp và báo cáo. |
Với phương pháp quản lý bằng phần mềm kế toán hoàn toàn chủ động được cách thức quản lý của mình, linh động trong việc báo cáo và quản lý các mã nguyên vật liệu, dễ dàng tổng hợp, báo cáo và tính chi phí. Dễ dàng thực hiện hạch toán, quản lý tài chính doanh nghiệp:
Thêm vào đó, phần mềm hiện nay đang được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng do tính chất dễ dàng tổng hợp, báo cáo doanh thu, chi phí, công nợ… |
Với mỗi mô hình kinh doanh khác nhau lại có những cách quản lý tài chính – doanh nghiệp khác nhau, nhưng tựu chung lại đều hướng đến tăng trưởng và phát triển bền vững. Doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu từ nhựa, giấy khi sử dụng phương pháp quản lý tài chính – kế toán bằng phần mềm ngay từ đầu sẽ giúp kế toán tiết giảm thời gian, nâng cao năng suất làm việc, đặc biệt sẽ giảm thiểu công việc lặp đi lặp lại ngay từ đầu.
Công ty Cổ phần Tân Long (Xã Gia Xuyên, Huyện Gia Lộc, Hải Dương) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì đã chuyển sang sử dụng phần mềm MISA SME.NET từ tháng 3/2018. “Nhanh chóng – Tiện ích” là những ấn tượng ban đầu với chị Thúy – phụ trách kế toán công ty cảm nhận ngay trong những ngày đầu tiên chuyển sang sử dụng phần mềm của MISA.
Những nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu từ nhựa, giấy được phần mềm kế toán MISA SME.NET xử lý triệt để, thậm chí chị Thúy chia sẻ: “Một điểm hết sức nhỏ của MISA nhưng lại để cho tôi ấn tượng thiện cảm đó chính là font chữ sử dụng trong kết xuất báo cáo là Times New Roman thay vì font chữ khác như các phần mềm trước đó, giúp tôi tiết kiệm được thao tác đổi font khi làm báo cáo và tránh được những lỗi phát sinh không đáng có.”
Trải qua 25 kinh nghiệm, hơn 200.000 doanh nghiệp đã tin dùng phần mềm kế toán MISA, trong đó có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nhựa, giấy. Phần mềm kế toán MISA hiện là phần mềm đáp ứng đầy đủ nhất những yêu cầu nghiệp vụ của doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nhựa, giấy.
Để tìm hiểu chi tiết tính năng hữu ích cho doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nhựa, giấy, anh chị vui lòng ấn tìm hiểu chi tiết dưới đây: