Kiến thức Tài chính kế toán Hao mòn tiền bạc, chủ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ...

Hao mòn tiền bạc, chủ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ nhựa, giấy mới giật mình nhận ra 5 sai sót dưới đây

240
doanh nghiệp sản xuất giấy

Nỗi lo thường trực của chủ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ nhựa, giấy là nhiều đơn hàng nhưng doanh thu thì lại không tăng trưởng như kì vọng, doanh nghiệp ngày càng phát sinh nhiều chi phí trong quá trình quản lý. Nỗi lo này không chỉ của riêng một đơn vị mà của nhiều đơn vị doanh nghiệp sản xuất do cách quản lý tài chính – kế toán đang đi theo lối mòn.

1. Đặc điểm doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ nhựa, giấy có nhiều điểm khác biệt so với các doanh nghiệp khác?

1.1. Đối với doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nhựa

Trong những năm gần đây, với sự phát triển nhanh chóng, các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam không ngừng phát triển về diện và lượng. Tính đến nay, ngành nhựa Việt Nam có khoảng 2.000 doanh nghiệp trải dài từ Bắc vào Nam và tập trung chủ yếu ở TP.HCM. Các doanh nghiệp tại Hồ Chí Minh chiếm 80% tổng doanh nghiệp ngành nhựa cả nước.

Với đặc điểm hàng hóa nguyên vật liệu chủ yếu là nhập khẩu nên việc quản lý nguyên vật liệu trở thành bài toán với các doanh nghiệp ngành nhựa.

Về quy trình sản xuất điển hình trong doanh nghiệp sản xuất nhựa được mô phỏng dưới đây:

Bước 1: Xuất nguyên vật liệu vào xưởng sản xuất.

Bước 2: Sản xuất hạt nhựa nguyên sinh (có thể mua sẵn) Hạt nhựa nguyên sinh bao gồm các loại như PA, PP, ABS, PET, PS, POM,…

Bước 3: Pha màu

Bước 4: Kéo sợi nhựa
Từ quy trình sản xuất hạt nhựa nguyên sinh, trải qua công đoạn pha màu, tiếp theo, nhà sản xuất sẽ kéo sợi nhựa theo kích cỡ và đường kính khác nhau – tùy mục đích sử dụng. Tạo ra những sợi nhựa dẻo dai, dễ dàng phù hợp với việc sản xuất bao bì, hộp đựng, đồ gia dụng,…

Bước 5: Trộn các chất phụ gia

Bước 6: Ép khuôn nhựa

Bước 7: Cắt gọn bavia

Bước 8: Thành phẩm
Những hành phẩm không đạt chất lượng hoặc phần nguyên liệu cắt gọt đi sẽ quay trở lại làm NLV đầu vào cho quá trình sản xuất khác .

Về quy trình bán hàng, các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nhựa cũng được thực hiện như sau:

  • Bán hàng thông qua NVKD, nhóm NVKD quản lý theo địa lý tỉnh thành
  • Có chính sách giá cho từng đối tượng khách hàng, nhóm khách hàng (theo địa lý và tính chất ngành nghề)
  • Bán hàng thông qua kênh phân phối lớn với các hệ thống siêu thị lớn, trung tâm thương mại trong nước hoặc xuất khẩu
  • Sản xuất hàng loạt phục vụ cho phân khúc thị trường bình dân ở các tỉnh lẻ phân phối qua chợ truyền thống.

1.2. Đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ giấy

Các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ giấy có tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây, có nhiều công ty có quy mô lớn không chỉ tập trung ở các thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh mà tập trung tại các các tỉnh thành khác như Bình Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng…

Hầu hết các nguyên vật liệu của doanh nghiệp được mua trong nước và mua bao bì nhãn mác để đóng gói thành phẩm.

Về quy trình sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ giấy được mô phỏng quy trình như sau:

Bước 1: Xử lý giấy thô
Giấy thô sẽ được đem đi tráng phủ hoặc cán mỏng và láng mịn.

Bước 2: Đóng cuộn hoặc cắt theo khổ
giấy đã đạt được yêu cầu kĩ thuật sẽ được đóng cuộn hoặc cắt ra thành từng tờ theo khổ để chế biến trong bước tiếp theo

Bước 3: Tạo hình sản phẩm
tùy theo nhu cầu sử dụng sẽ xử lý tiếp giấy đã cắt như chạy qua hơi nước, ép thêm hoa văn…

Bước 4: Đóng gói (với những bên sx giấy ăn, giấy vệ sinh… cần đóng gói bao bì tạo ra thành phẩm)

Về quy trình bán hàng, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ giấy được mô phỏng:

– Bán hàng thông qua NVKD, nhóm NVKD quản lý theo địa lý tỉnh thành và thông qua kênh phân phối Đại lý, các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trong nước hoặc xuất khẩu
– Sản xuất theo đơn hàng của các công ty trong và ngoài nước
– Cần theo dõi công nợ doanh thu/chi phí/lãi lỗ theo từng đơn đặt hàng (hãng hàng không, khách sạn, nhà hàng…)

Với quy trình phức tạp và mất nhiều bước để thực hiện, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ nhựa, giấy cần có cách thức đổi mới phương pháp quản lý nếu không muốn mắc sai lầm.

doanh nghiệp sản xuất giấy

2. 5 sai sót chủ doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nhựa, giấy đau đầu tìm lời giải

Trong quá trình trao đổi với nhiều CEO doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ nhựa, giấy. Dưới đây là một trong số những sai sót được các chủ doanh nghiệp chỉ ra sau nhiều lần gặp phải:

Thứ nhất, không nắm bắt kịp thời doanh thu bán hàng theo từng nhóm hàng, mặt hàng, thị trường dẫn đến không biết mặt hàng nào, thị trường nào đang kinh doanh tốt, mặt hàng, thị trường nào kém để có kế hoạch sản xuất và thực hiện chính sách bán hàng, marketing phù hợp dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh.

Việc không kiểm soát được doanh thu nhanh chóng là sai sót thường gặp của chủ doanh nghiệp, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cách thức bán hàng, công việc kinh doanh dẫn đến hiệu quả kinh doanh bị giảm sút.

Thứ hai, khó kiểm soát được tình hình thực hiện đơn đặt hàng hoặc hợp đồng để đốc thúc sản xuất dẫn đến trễ tiến độ giao hàng, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

Thứ ba, không quản lý được mức tồn kho tối thiểu để lên kế hoạch nhập vật tư kịp thời, đặc biệt là các loại vật tư không có sẵn dẫn đến đình trệ sản xuất.

Thứ tư, khó khăn trong việc nắm bắt kịp thời doanh thu theo từng NVKD để có chính sách khen thưởng động viên kịp thời dẫn đến làm giảm hiệu quả kinh doanh.

Cuối cùng, khó khăn trong việc nắm bắt kịp thời doanh thu theo từng kênh phân phối như siêu thị, cửa hàng, đại lý để kịp thời điều chỉnh kênh phân phối chưa hiệu quả và phát huy kênh phân phối hiệu quả.

3. Tìm ra lời giải cho bài toán không nắm bắt được doanh thu, chi phí của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ nhựa, giấy

3.1. Quản lý bằng quy trình ngoài

Cách thức quản lý thường thấy ở nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hiện nay, kế toán, chủ doanh nghiệp thực hiện các công việc quản lý tài chính kế toán chủ yếu qua việc tổng hợp số liệu qua Excel, số liệu cũng dựa vào việc tổng hợp. Việc quản lý quá nhiều file excel, lại truy suất số liệu không trực tiếp trên báo cáo dẫn đến việc kế toán dễ mắc sai sót.

3.2. Quản lý bằng phần mềm

Tự động hóa đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong quá trình quản lý của doanh nghiệp. Hiện nay nhiều doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ nhựa và giấy đã chuyển đổi cách thức quản lý từ thủ công qua sử dụng phần mềm. Việc quản lý bằng phần mềm giúp chủ doanh nghiệp tức thời theo dõi được tình hình doanh thu, chi phí, công nợ…

Phần mềm cho phép chủ doanh nghiệp xem được báo cáo doanh thu từng hãng, mặt hàng, thị trường để giúp chủ doanh nghiệp phân tích chính xác mặt hàng nào bán chạy, thị trường doanh thu nào đang kém để có những điều chỉnh chính sách khuyến mãi hoặc marketing cho phù hợp.

Mục tiêu doanh số, kiểm soát doanh số luôn chiếm vị trí quan trọng đối với chủ doanh nghiệp. Với phương pháp bằng phần mềm, chủ doanh nghiệp sẽ nắm bắt nhanh chóng tình hình doanh thu, kiểm soát được chi phí phát sinh giúp ra quyết định kinh doanh một cách chính xác.

Để nhận thêm tài liệu về phương pháp giải quyết các sai sót cho chủ doanh nghiệp trong doanh nghiệp sản xuất giấy, nhựa, anh chị vui lòng đăng ký dưới đây:

> Xem thêm: Phần mềm kế toán doanh nghiệp nhựa, giấy, thủy tinh

 

>> 5 Tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán doanh nghiệp vận tải
>> Công việc kế toán doanh nghiệp vận tải hành khách
>> Hướng dẫn tính định mức nhiên liệu trong doanh nghiệp vận tải

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không