Kiến thức Tài chính kế toán Kế toán doanh nghiệp Vật liệu xây dựng, sắt, thép và bài...

Kế toán doanh nghiệp Vật liệu xây dựng, sắt, thép và bài toán quản lý hàng hóa theo nhiều đơn vị tính

3271
kế toán doanh nghiệp vật liệu xây dựng

Với những ngành thương mại có đặc điểm doanh nghiệp: vật liệu xây dựng, sắt thép, kế toán các doanh nghiệp này luôn đau đáu với bài toán lời giải cho việc quản lý hàng hóa theo nhiều đơn vị tính hay các vấn đề liên quan đến chi phí, công nợ,… Dưới đây, hãy cùng MISA điểm lại những khó khăn trong việc quản lý tài chính kế toán của doanh nghiệp Thương mại: Vật liệu xây dựng, sắt, thép.

I. Đặc điểm nghiệp vụ đặc trưng của kế toán vật liệu xây dựng, sắt, thép

Kế toán doanh nghiệp Thương mại: Vật liệu xây dựng, sắt, thép thường xuyên phải đảm bảo đáp ứng các nghiệp vụ như: Quản lý kho, mua hàng, bán hàng. Với mối nghiệp vụ lại có những đặc điểm riêng:

1. Quản lý kho

Kế toán doanh nghiệp Thương mại cần đảm bảo quản lý vật liệu tự nhiên (cát, sỏi, than, đất, đá…), vật liệu nhân tạo (gạch nung, xi măng, sơn, bê tông, thạch cao, sắt, thép, inox, nhựa…).

Kế toán cũng phải quản lý theo nhiều đơn vị tính như: cây, cuộn, kg, tấm… Quản lý theo đơn vị tính (gạch lót, gạch ốp tường, tôn, gỗ… thường lấy chiều dài x chiều rộng x lượng (số tấm/số viên/…)

Kế toán doanh nghiệp Thương mại Vật liệu xây dựng cũng quản lý theo nhiều nhóm hàng hóa: Theo nhà sản xuất, chủng loại,…

2. Mua hàng

Kế toán doanh nghiệp Thương mại có đặc điểm mua các sản phẩm trong nước hoặc nhập khẩu (có quản lý theo ngoại tệ). Có nhiều trường hợp mua hàng xuất về thẳng ra công trình mà không qua kho. Kế toán doanh nghiệp vật liệu xây dựng, sắt , thép cũng thường phải xử lý phát sinh chi phí mua hàng lớn cần phân bổ.

3. Bán hàng

Kế toán doanh nghiệp Thương mại cần phân bổ những kênh phân phối bán hàng thông qua đại lý/cửa hàng hoặc bán lẻ cho các hộ gia đình, các công trình,…

Kế toán có nhu cầu thống kê doanh thu theo từng nhóm/ từng kênh bán hàng (Đại lý, công trình, bán lẻ,…)

Kế toán doanh nghiệp vật liệu xây dựng cũng cần có nhu cầu thống kê doanh thu theo từng nhóm hàng/từng kênh bán hàng (Đại lý, công trình, bán lẻ,…)

Kế toán cũng cần điều chỉnh chính sách giá cho từng đối tượng khách hàng.

Với nghiệp vụ bán hàng việc theo dõi công nợ, tuổi nợ lâu (do công trình kéo dài) là vô cùng quan trọng, tránh thất thoát tiền của của công ty. Đơn hàng thường được giao nhiều lần theo tiến độ của công trình.

| Đọc thêm: Kế toán bán hàng tại các công ty kinh doanh vật liệu xây dựng

Kế toán vật liệu xây dựng, sắt, thép

II. Những khó khăn trong quản trị tài chính kế toán Vật liệu xây dựng, sắt, thép.

Trong quá trình làm việc, kế toán không tránh khỏi những khó khăn. Khó khăn có thể đến từ việc theo dõi, quản lý, kiểm soát chi phí, công nợ, doanh thu… Dưới đây là tổng hợp từ khó khăn thực tế của nhiều doanh nghiệp Thương mại lĩnh vực vật liệu xây dựng, sắt, thép chia sẻ.

Thứ nhất, không quản lý được hàng hóa theo nhiều đơn vị tính dẫn đến mất nhiều thời gian và dễ sai sót trong khâu theo dõi, kiểm kê.

Ví dụ như: Khi mua cát về để bán thì có thể mua theo xe khi bán ra thì có thể theo mét khối. ( ví dụ: 1 xe = 4 m3)

Muốn thuận tiện trong việc quản lý hàng hóa ở kho, người quản lý phải đặt quy chuẩn đơn vị tính cho hàng hóa hoặc chuẩn hóa tỷ lệ chuyển đổi giữa các đơn vị tính.

Việc này tốn nhiều thời gian với kế toán do kế toán phải thực hiện nhiều thao tác và công đoạn để quản lý hàng hóa theo nhiều đơn vị tính.

Thứ hai, khó kiểm soát được tình hình thực hiện đơn đặt hàng, hợp đồng, công trình để đốc thúc giao hàng dẫn đến trễ tiến độ giao hàng làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

Thứ ba, khó khăn trong việc theo dõi công nợ chi tiết theo từng khách hàng, công trình, hợp đồng dẫn đến mất thời gian, công sức đối chiếu, dễ nhầm lẫn.

Thứ tư, khó khăn trong việc theo dõi hạn nợ, tuổi nợ theo từng khách hàng dẫn đến mất nhiều thời gian, dễ sai sót.

Thứ năm, khó khăn trong việc quản lý chính sách giá, chính sách chiết khấu khác nhau cho các nhóm khách hàng khác nhau (Đại lý cấp 1, cấp 2, bán lẻ), mặt hàng khác nhau có thể gây thất thoát cho công ty, mất uy tín với khách hàng.

Thứ sáu, khó khăn trong việc tập hợp doanh thu bán hàng theo nhân viên thị trường dẫn đến mất nhiều thời gian, dễ sai sót trong việc tính lương thưởng cho nhân viên.

III. Lời giải cho bài toán quản lý hàng hóa theo nhiều đơn vị tính

1. Quản lý bằng quy trình dán nhãn và sắp xếp lại mọi thứ

Dán nhãn là cách thức quản lý giúp phân loại và tìm kiếm hàng hóa trong kho một cách đơn giản và dễ dàng hơn. Việc dán nhãn lên hàng hóa cộng với sự hỗ trợ của máy quét giúp hàng hóa dễ dàng được sắp xếp và phân loại, tránh thất thoát.

Việc quản lý bằng nhãn là cách quản lý phổ biến hiện nay, quản lý hiệu quả giúp kế toán hạn chế được rủi ro và tổn thất!

2. Quản lý kho hàng bằng thẻ kho

Số lượng hàng hóa nhập – xuất đều có hóa đơn nên kho hàng lúc nào cũng có biến động. Kế toán cần tuân thủ nguyên tắc để sắp xếp và quản lý kho một cách khoa học:

Sắp xếp kho hàng theo nguyên tắc nhập trước – xuất sau
Sử dụng thẻ kho là một loại tờ rời để theo dõi số lượng đã nhập vào, xuất ra hay còn tồn của mỗi loại hàng hóa.

3. Quản lý bằng việc kiểm kho định kỳ

Kiểm kho là phương pháp kế toán doanh nghiệp Thương mại: Vật liệu xây dựng, sắt, thép có thể áp dụng để nhận biết, giảm thiểu những hư hại không cần thiết.

4. Phương pháp quản lý bằng phần mềm

Hầu hết các phương pháp trên đều tiềm ẩn những rủi ro về cách thức do sử dụng phương thức thủ công, thêm vào đó, công việc thường trải qua nhiều bước khiến những cách quản lý trên dễ gặp sai sót. Quản lý bằng phần mềm là cách mà nhiều doanh nghiệp Thương mại trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, sắt, thép thực hiện để giải quyết triệt để bài toán về quản lý hàng hóa theo nhiều đơn vị tính.

Để nhận tài liệu chi tiết về từng phương pháp giải quyết bài toán quản lý hàng hóa theo từng đơn vị tính, anh chị kế toán doanh nghiệp Thương mại: Vật liệu xây dựng, sắt, thép vui lòng để lại thông tin dưới đây:

> Xem thêm: Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng tốt các nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sắt thép, vật liệu xây dựng

 

| Đọc thêm: Kế toán vật tư: Các cách phân loại vật liệu

Kinh doanh vật liệu xây dựng – một số phương pháp giúp doanh nghiệp quản lý tốt hoạt động tài chính kế toán

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không