Kiến thức Kế toán du lịch và những khó khăn trong công tác quản...

Kế toán du lịch và những khó khăn trong công tác quản lý tài chính – kế toán của doanh nghiệp

902

Kế toán ngành du lịch là kế toán thuộc loại hình doanh nghiệp dịch vụ, bởi vậy việc quản lý các công tác liên quan đến các tour du lịch và các dịch vụ kèm theo là hết sức quan trọng. Dưới đây là những khó khăn kế toán doanh nghiệp lĩnh vực du lịch đang gặp phải và lời giải cho những vướng mắc, giúp kế toán tiết kiệm thời gian, công sức và chính xác hơn trong các báo cáo, thống kê.

1. Đặc điểm của doanh nghiệp lĩnh vực du lịch

Hoạt động lĩnh vực du lịch thường mang tính chất thời vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và kinh doanh dưới hình thức khác nhau như: tour trọn gói có sẵn, tour theo hợp đồng, tour trong nước, tour quốc tế…

Lĩnh vực du lịch sẽ thường bao gồm nhiều dịch vụ kèm theo như ăn uống, phòng nghỉ, vé tham quan, vận chuyển. Chính vì vậy, kế toán cần có kế hoạch quản lý giá, quản lý quà tặng (mũ, áo, nước…) hay công cụ tổ chức tour hiệu quả.

Doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ sẽ không có quá trình nhập, xuất kho, thường sẽ phát sinh các nghiệp vụ như: mua hàng trong nước và nước ngoài có sử dụng ngoại tệ; Khấu hao trang thiết bị và phân bổ chi phí trả trước; Theo dõi tạm ứng và quyết toán tạm ứng theo từng nhân viên tổ chức tour.

kế toán lĩnh vực du lịch

2. Kế toán doanh nghiệp lĩnh vực du lịch và những khó khăn thường gặp

  •  Quản lý doanh thu, chi phí, lãi lỗ theo từng loại tour, hợp đồng, đội kinh doanh

Hiện nay hầu hết kế toán các doanh nghiệp lĩnh vực du lịch đang mất nhiều thời gian và công sức để theo dõi, tổng hợp các báo cáo doanh thu, chi phí, lãi lỗ theo từng loại tour, hợp đồng để nắm được tình hình loại nào đang hoạt động hiệu quả, kịp thời tham mưu cho ban lãnh đạo.

  •  Quản lý tiền đặt cọc của khách hàng, ứng tiền cho nhà cung cấp và các chi phí phát sinh

Đối với các doanh nghiệp du lịch, việc đặt cọc của khách hàng hay ứng trước với nhà cung cấp các dịch vụ là điều dễ thấy. Tuy nhiên, với đặc thù lĩnh vực này thường phát sinh các vấn đề liên quan đến đổi, hủy tour nên sẽ gây không ít khó khăn cho kế toán trong công tác quản lý, đặc biệt xảy ra các nhầm lẫn ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng sử dụng các dịch vụ.

  • Quản lý chính sách giá, chính sách chiết khấu cho các nhóm đại lý, cộng tác viên khác nhau

Để các gói tour và dịch vụ thu hút được lượng khách hàng sử dụng đông đảo, các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này sẽ triển khai xây dựng đội ngũ cộng tác viên, đại lý để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc áp dụng chính sách giá, chính sách chiết khấu đối với các đối tượng này cũng gây không ít khó khăn cho những người làm kế toán bởi sẽ không tránh khỏi những sai sót, nhầm lẫn trong quá trình theo dõi, thống kê.

| Đọc thêm: 03 công việc quan trọng của kế toán du lịch nhất định cần biết

3. Giải pháp giúp doanh nghiệp lĩnh vực du lịch quản lý tốt hoạt động tài chính – kế toán

# Quản lý bằng quy trình ngoài

Hiện nay nhiều doanh nghiệp lĩnh vực du lịch vẫn đang sử dụng công cụ quản lý truyền thống để quản lý doanh thu, chi phí lãi lỗ của doanh nghiệp. Phương pháp này tuy tiết kiệm được cho doanh nghiệp một khoản chi phí mua công cụ nhưng lại mang đến không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong công tác quản lý. Phương pháp này yêu cầu kế toán tại các doanh nghiệp phải tự lập các báo cáo, biểu mẫu (mẫu biểu quản lý doanh thu, chi phí…), tự hạch toán ngoại tệ và xử lý các chênh lệch tỉ giá. Chính vì vậy, kế toán sẽ dễ gặp phải những sai sót trong quá trình kiểm kê, báo cáo, đồng thời tiêu tốn không ít thời gian và công sức thực hiện

# Quản lý bằng phần mềm

Công cụ quản lý tự động sẽ giúp doanh nghiệp lĩnh vực du lịch hoạt động hiệu quả hơn, dễ dàng quản lý doanh thu, chi phí của doanh nghiệp.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 là phần mềm kế toán phổ biến nhất hiện nay với gần 200.000 doanh nghiệp toàn quốc tin dùng, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp lĩnh vực du lịch. Các tính năng nổi bật của phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng các nghiệp vụ doanh nghiệp lĩnh vực du lịch cần như:

  • Cho phép theo dõi, thống kê báo cáo doanh thu theo cả nhân viên bán hàng, đại lý, mặt hàng, nhóm hàng để có thông tin, kịp thời tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp.
  • Cho phép thống kê và cung cấp báo cáo công nợ phải thu/phải trả/đã trả theo từng hợp đồng
  • Thiết lập chính sách giá bán, chính sách chiết khấu theo từng khách hàng, từng mặt hàng và tự động áp chính sách giá, chiết khấu đã thiết lập khi xuất hóa đơn bán hàng giúp kế toán tiết kiệm thời gian, đảm bảo chính xác
  • Cho phép hạch toán đa ngoại tệ và tự động xử lý, hạch toán chênh lệch tỷ giá khi có phát sinh

Anh/chị kế toán quan tâm có thể tìm hiểu thêm về giải pháp quản lý hàng hóa hiệu quả với phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 cho doanh nghiệp lĩnh vực du lịch tại link dưới đây:

> Xem thêm: Giải pháp giúp doanh nghiệp lĩnh vực du lịch quản lý tài chính – kế toán hiệu quả
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không