Trao quyền chủ động cho doanh nghiệp
Nghị định 51 được Chính phủ ban hành ngày 14/5/2009 có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chuyển đổi phương thức quản lý hoá đơn bán hàng đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và đối với cơ quan thuế. Điểm mới quan trọng nhất của Nghị định là quy định doanh nghiệp sẽ chủ động tạo hoá đơn để sử dụng dưới 1 trong 3 hình thức gồm hoá đơn tự in (sử dụng phần mềm, thiết bị của đơn vị để in hoá đơn), hoá đơn đặt in, và hoá đơn điện tử.
Phó Cục trưởng Hoàng Kim Cảnh: “Với Nghị định 51,
Chính phủ chính thức giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong việc tạo, phát hành hoá đơn” |
Theo ông Hoàng Kim Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội, Nghị định 51 đã nâng cao vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và các tổ chức, cá nhân trong việc chủ động in, quản lý, sử dụng hoá đơn bán hàng của chính mình.
Những việc cần làm
Để đưa Nghị định 51 vào cuộc sống, ngày 28/9/2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 153 theo định hướng hội tụ, hồi quy các văn bản về lập và sử dụng hoá đơn để quản lý toàn diện, thống nhất và sát thực tiễn.
Sau gần 1 tháng Thông tư ra đời, có vẻ như các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự nắm rõ các quy định mới cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ, và cả quyền lợi của mình trong quá trình triển khai Nghị định 51.
Để giúp các đơn vị hiểu và thực hiện tốt các quy định, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh do sự thay đổi của chính sách, rất cần có sự hỗ trợ của các cục thuế địa phương. Hiểu rõ nhu cầu này, Cục Thuế Hà Nội đã tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp trên địa bàn.
Tại buổi tập huấn, ông Nguyễn Hồng Thái nhấn mạnh một số công việc mà các tổ chức, cá nhân kinh doanh cần phải thực hiện.
Đối với tổ chức sử dụng hoá đơn tự in, cần: Có hệ thống thiết bị dung để in hoá đơn; Trang bị phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán phù hợp; Tạo hoá đơn; Thực hiện bảo mật bằng cách phân quyền; Ra quyết định áp dụng hoá đơn tự in gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 5.8 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 153), lập Thông báo phát hành gửi cơ quan thuế, niêm yết thông báo phát hành tại trụ sở doanh nghiệp.
Đối với tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn đặt in, cần: Tạo hoá đơn; Tìm hiểu, khảo sát các doanh nghiệp in hoá đơn, lựa chọn doanh nghiệp in phù hợp với đơn vị mình để đặt in hoá đơn; Ký hợp đồng với doanh nghiệp in hoá đơn đã lựa chọn, hợp đồng in hoá đơn phải đáp ứng được những nội dung cơ bản theo quy định, trường hợp tổ chức nhận in hoá đơn tự in hoá đơn đặt in để sử dụng cho mình phải có quyết định in hoá đơn của thủ trưởng đơn vị; Thanh lý hợp đồng in với tổ chức nhận in hoá đơn; Lập thông báo phát hành gửi cơ quan thuế, niêm yết thông báo phát hành tại trụ sở doanh nghiệp. Để hỗ trợ doanh nghiệp, Cục Thuế Hà Nội sẽ cung cấp mẫu hợp đồng đặt in hoá đơn, biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng đặt in để các đơn vị tham khảo.
Đối với tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn điện tử: Hoá đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Hoá đơn điện tử được sử dụng theo quy định của pháp luật. Việc quản lý, sử dụng hoá đơn điện tử được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính (hiện vẫn phải chờ thêm một thời gian nữa mới có hướng dẫn riêng này – PV).
Rất nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ những điểm mới
trong Nghị định 51 và Thông tư 153 |
Một số mốc thời gian cần lưu ý
Theo hướng dẫn của Cục Thuế Hà Nội, kết thúc ngày 31/12/2010, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện kiểm kê để xác định hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành đã mua hoặc hoá đơn do doanh nghiệp đã tự in theo quy định tại Thông tư số 120/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 89/2002 còn chưa sử dụng.
Nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì phải gửi bản đăng ký hoá đơn tiếp tục sử dụng với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo mẫu số 3.12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 153/2010 để được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/3/2011. Thời hạn gửi đăng ký chậm nhất là 20/1/2011.
Trường hợp đến hết ngày 31/3/2011, tổ chức, hộ, cá nhân chưa sử dụng hết hoá đơn t hì thực hiện huỷ hoá đơn theo hướng dẫn tại Điều 27 Thông tư 153.
Trường hợp không có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì huỷ hoá đơn và tiến hành tạo hoá đơn, thông báo phát hành hoá đơn mới theo hướng dẫn tại Thông tư 153.
Cơ quan thuế tiếp tục bán hoá đơn cho doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 và khoản 1 Điều 11 Thông tư 153 trong năm 2011. Từ năm 2012 trở đi, những doanh nghiệp này cũng sẽ phải tự tạo hoá đơn để sử dụng theo hướng dẫn của Thông tư 153.
38 doanh nghiệp in đủ điều kiện in hoá đơn cho doanh nghiệp theo Nghị định 51
Cục Thuế Hà Nội cũng vừa công bố danh sách 38 doanh nghiệp in đủ điều kiện in hoá đơn cho doanh nghiệp theo Nghị định 51, gồm:
|
(Theo Tài chính điện tử)