Kiến thức Chủ doanh nghiệp lĩnh vực may mặc và những vấn đề còn...

Chủ doanh nghiệp lĩnh vực may mặc và những vấn đề còn tồn đọng trong công tác quản lý tài chính – kế toán

247

Đặc thù hàng hóa với nhiều mặt hàng như hàng thu đông, hàng mùa hè cùng với sự đa dạng chủng loại như áo, quần, tất..khiến không ít chủ doanh nghiệp lĩnh vực may mặc gặp khó khăn trong công tác quản lý hàng hóa, theo dõi và nắm bắt tình hình doanh thu, chi phí, lãi lỗ của doanh nghiệp

I. Đặc điểm của doanh nghiệp lĩnh vực may mặc

Doanh nghiệp lĩnh vực may mặc với nhiều loại hàng hóa, sản phẩm được sản xuất trong và ngoài nước cũng như nhập khẩu từ nước ngoài (Trung Quốc, Hàn Quốc, Italia…), chính vì vậy quá trình quản lý nguyên vật liệu hàng hóa cần được đảm bảo từ nguồn gốc nhập.

Sau quá trình nhập hàng, đối với các doanh nghiệp lĩnh vực sản xuất sẽ tiến hành sản xuất các loại hàng hóa theo 2 hình thức chính là sản xuất theo đơn đặt hàng hoặc nhận gia công.
+ Sản xuất theo đơn đặt hàng: Doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng từ khách hàng và lập lệnh sản xuất theo đơn hàng, sau đó thực hiện các bước sản xuất
+ Doanh nghiệp nhận gia công: Nhận nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm từ phía khách hàng, sau đó tiến hành gia công theo đơn đặt hàng

Các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực may mặc phân phối hàng hóa qua các kênh bán hàng chính như:
+ Bán lẻ ở cửa hàng, chuỗi cửa hàng
+ Bán cho các đại lý
+ Kênh bán hàng online: sàn thương mại điện tử, facebook, afiliate..

chủ doanh nghiệp lĩnh vực may mặc

2. Những khó khăn chủ doanh nghiệp lĩnh vực may mặc gặp phải trong công tác quản lý tài chính – kế toán

  • Quản lý các chi phí theo từng khoản mục

Các chi phí theo từng khoản mục như: Chạy quảng cáo Facebook + Google, vận chuyển, thuê cửa hàng, …) nếu chủ doanh nghiệp không kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn tới không cắt giảm được những khoản chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp.

  •  Nắm bắt kịp thời doanh thu bán hàng theo từng mặt hàng, thị trường

Chủ doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nắm bắt doanh thu theo từng mặt hàng, thị trường và không biết mặt hàng, thị trường nào bán chạy, mặt hàng, thị trường nào kém để có kế hoạch nhập hàng và thực hiện chính sách bán hàng, marketing phù hợp dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh.

  • Nắm bắt kịp thời doanh thu theo từng kênh phân phối

Chủ doanh nghiệp khó khăn trong việc nắm bắt được doanh thu bán hàng như bán trực tiếp, online, cửa hàng, đại lý để kịp thời điều chỉnh kênh phân phối chưa hiệu quả và phát huy kênh phân phối hiệu quả.

  • Quản lý được mức tồn kho tối thiểu

Chủ doanh nghiệp cần quản lý mức tồn kho tối thiểu để lên kế hoạch nhập vật tư kịp thời, đặc biệt là các loại nguyên phụ liệu không có sẵn, tránh gây ra tình trạng đình trệ sản xuất đối với doanh nghiệp

  • Đối chiếu chênh lệch nguyên vật liệu thực tế xuất dùng

Việc không đối chiếu được chênh lệch nguyên vật liệu thực tế xuất dùng so với định mức ban đầu sẽ dẫn đến tăng giá thành và giảm tính cạnh tranh trên thị trường của các sản phẩm.

  • Quản lý được hàng hóa theo quy cách

Hàng hóa lĩnh vực may mặc với nhiều chủng loại, màu sắc, size số, chất liệu khác nhau. Chính vì vậy nếu chủ doanh nghiệp không quản lý được hàng hóa theo mã quy cách sẽ dẫn đến hàng hóa sản xuất thừa gây ứ đọng vốn, tăng chí phí tồn kho và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

| Đọc thêm: Kế toán công ty may mặc và những khó khăn đang gặp phải

3. Giải pháp giúp chủ doanh nghiệp lĩnh vực may mặc quản lý tài chính – kế toán hiệu quả

# Quản lý bằng quy trình ngoài

Nhiều doanh nghiệp lĩnh vực may mặc vẫn đang sử dụng công cụ quản lý truyền thống (Excel) để quản lý doanh thu, chi phí, lãi lỗ của doanh nghiệp. Sử dụng Excel giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí đầu tư công cụ, tuy nhiên chủ doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý chi phí, doanh thu theo từng mặt hàng, kênh phân phối hay quản lý tồn kho hàng hóa theo mã quy cách.

# Quản lý bằng phần mềm

Công cụ quản lý tự động sẽ giúp doanh nghiệp lĩnh vực may mặc hoạt động hiệu quả hơn, dễ dàng quản lý doanh thu, chi phí của doanh nghiệp.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 là phần mềm kế toán phổ biến nhất hiện nay với gần 200.000 doanh nghiệp toàn quốc tin dùng, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp lĩnh vực may mặc. Các tính năng nổi bật của phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng các nghiệp vụ doanh nghiệp lĩnh vực may mặc cần như:

  • Cho phép khai báo các khoản mục chi phí và hạch toán chi phí phát sinh theo các khoản mục này.
  • Cho phép nhập kèm tên nhân viên bán hàng và mã thống kê theo khu vực bán hàng khi lập chứng từ bán. Khi doanh nghiệp cần thống kê doanh số bán theo nhân viên, thị trường bán có thể thực hiện truy xuất báo cáo tự động trên phần mềm và cho phép in ấn, truy xuất ra excel để doanh nghiệp lưu trữ quản lý.
  • Cho phép khai báo các kênh phân phối (nhóm khách hàng). Khi phát sinh doanh thu thì phần mềm cho phép chọn từng kênh. Từ đó tự động tổng họp báo cáo doanh thu theo từng kênh
  • Cho phép thiết lập tồn kho tối thiểu cho từng vật tư hàng hóa và tự động cảnh báo khi số lượng tồn kho dưới mức tối thiểu để nhập vật tư kịp thời tránh gián đoạn sản xuất, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
  • Cho phép khai báo định mức nguyên vật liệu sản xuất cho từng thành phẩm và tự động tính toán số lượng nguyên vật liệu cần xuất kho để sản xuất.
  • Cho phép thiết lập, theo dõi nhập xuất tồn của từng thành phẩm theo từng mã quy cách để tránh nhầm lẫn số liệu, tránh sản xuất thừa hoặc thiếu gây tồn động vốn.

Anh chị chủ doanh nghiệp quan tâm có thể tìm hiểu thêm về giải pháp quản lý tài chính, kế toán hiệu quả với phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 cho doanh nghiệp lĩnh vực may mặc tại link dưới đây:

> Xem thêm: Giải pháp giúp doanh nghiệp lĩnh vực may mặc quản lý tài chính – kế toán hiệu quả
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không