Kế toán doanh nghiệp luôn phân vân với câu hỏi: Chi phí lương, bảo hiểm của Giám đốc Công ty TNHH MTV có được tính vào chi phí hợp lý không? Để trả lời câu hỏi này chính xác, dưới đây là cụ thể các loại thuế và các điều khoản của Luật để anh chị dễ lắm bắt.
Căn cứ theo quy định pháp luật về chi phí lương, bảo hiểm của Giám đốc Công ty TNHH MTV, cụ thể như sau:
1. Về Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Khoản chi tiền lương, tiền công và các khoản chi theo lương của chủ Công ty TNHH MTV (Do một cá nhân làm chủ) không phân biệt có hay không tham gia trực tiếp điều hành sản xuất, kinh doanh được xác định là khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu Thuế TNDN theo Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC.
|Đọc thêm: Tổng hợp Công văn do Tổng cục Thuế ban hành tháng 09/2020
2. Về Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Thu nhập từ tiền lương, tiền công của chủ Công ty TNHH MTV thuộc các khoản thu nhập chịu Thuế TNCN theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC nêu trên.
Kể từ ngày 01/01/2015, lợi nhuận được chia của cá nhân là chủ Công ty TNHH MTV sau khi đã nộp Thuế TNDN không phải nộp Thuế TNCN.
3. Chi phí lương, bảo hiểm có được tính vào chi phí hợp lý hay không?
3.1. Về Thuế TNDN
Khoản chi tiền lương, tiền công và các khoản chi theo lương của chủ Công ty TNHH MTV (Do một cá nhân làm chủ) không phân biệt có hay không tham gia trực tiếp điều hành sản xuất, kinh doanh được xác định là khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu Thuế TNDN theo Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC.
3.2. Về Thuế TNCN
– Thu nhập từ tiền lương, tiền công của chủ Công ty TNHH MTV thuộc các khoản thu nhập chịu Thuế TNCN theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC nêu trên.
– Kể từ ngày 01/01/2015, lợi nhuận được chia của cá nhân là chủ Công ty TNHH MTV sau khi đã nộp Thuế TN DN không phải nộp Thuế TNCN.
=> Từ đó có thể thấy Doanh nghiệp vẫn có thể trả lương, tính bảo hiểm cho Giám đốc nếu Giám đốc tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng khi tính thuế thì chi phí tiền lương này không được cho vào chi phí được trừ của Doanh nghiệp. Trường hợp Doanh nghiệp không trả lương, và cũng không muốn theo dõi phần chi phí bảo hiểm này, thì kế toán có thể làm phiếu thu, thu số tiền tham gia bảo hiểm của Giám đốc Công ty để bổ sung vào quỹ bảo hiểm.
|Đọc thêm: 16 trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân 2020
4. Hạch toán chi phí cho Giám đốc như thế nào?
Hạch toán chi phí lương, bảo hiểm của Giám đốc Công ty TNHH MTV như sau:
* Trường hợp 1: Vẫn tính và trả lương cho Giám đốc khi Giám đốc tham gia vào hoạt động SXKD nhưng trừ ra khi tính Thuế TNDN
– Khi tính các khoản trích theo lương, ghi:
Nợ TK 642
Có TK 338
– Khi nộp tiền bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 338
Có TK 111, 112
* Trường hợp 2:
– Khi thu tiền bảo hiểm từ Giám đốc, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 3383
Khi nộp tiền cho cơ quan bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 3383
Có TK 111, 112.
Phần mềm kế toán MISA SME.NET hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện hạch toán kế toán nhanh chóng, cung cấp đầy đủ các báo cáo quản trị đầy đủ, nhanh chóng, chính xác giúp kế toán tiết kiệm thời gian, công sức và nâng cao hiệu quả làm việc
Anh chị tìm hiểu thêm và dùng thử miễn phí phần mềm kế toán MISA SME.NET tại link dưới đây: