Kiến thức Tất tần tận các mức phạt liên quan đến BCTC và Quyết...

Tất tần tận các mức phạt liên quan đến BCTC và Quyết toán thuế 2021

1950
mức phạt liên quan đến lập bctc và quyết toán thuế 2021

Cuối năm các doanh nghiệp thường bận rộn hoàn thành các công việc cuối năm như báo cáo tài chính, báo cáo thuế… Việc xảy ra sai sót cũng thường xuyên xảy ra do các doanh nghiệp vẫn còn lúng túng trong cách thực hiện hoặc không biết không hiểu quy định mới… Dưới đây là một số mức phạt liên quan đến BCTC và Quyết toán Thuế 2021.

1. Mức xử phạt hành vi nộp chậm báo cáo tài chính cho cơ quan thuế thống kê

Theo quy định tại Nghị định 95/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê

STT Mức phạt Mức xử phạt
1 Mức cảnh cáo
  • Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 5 ngày đối với báo cáo thống kê tháng
  • Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 10 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC quý (6 tháng, 9 tháng)
  • Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 15 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC năm
2 Phạt từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ
  • Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 5 ngày đến 10 ngày đối với báo cáo thống kê tháng
  • Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 10 ngày đến 15 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC quý (6 tháng, 9 tháng)
  • Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 15 ngày đến 20 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC năm
3 Phạt từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ
  • Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 10 ngày đến 15 ngày đối với báo cáo thống kê tháng
  • Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 15 ngày đến 20 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC quý (6 tháng, 9 tháng)
  • Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 20 ngày đến 30 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC năm
4 Phạt từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ
  • Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 20 ngày đến 30 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC quý (6 tháng, 9 tháng)
  • Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 30 ngày đến 45 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC năm
5 Phạt từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ
  • Hành vi nộp không nộp báo cáo thống kê tháng sau 15 ngày
  • Hành vi không nộp báo cáo thống kê, BCTC quý (6 tháng, 9 tháng) sau 30 ngày
  • Hành vi không nộp báo cáo thống kê, BCTC năm sau 45 ngày.

Như vậy, tùy theo từng hành vi mà kế toán sẽ phải đối mặt với mức phạt từ cảnh cáo đến phạt tiền từ 1.000.000Đ đến 20.000.000Đ.

| Xem thêm: Hướng dẫn lập báo cáo tài chính trên excel theo TT 133, TT 200 & QĐ 48 năm 2020 mới nhất

2. Mức phạt không nộp báo tài chính

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP thì mức phạt đối với hành vi không nộp báo cáo tài chính quy định như sau:

Điều 12. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

Như vậy, nếu doanh nghiệp không nộp báo cáo tài chính mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

mức phạt liên quan đến lập bctc và quyết toán thuế 2021

3. Mức phạt nộp chậm, không nộp báo cáo kiểm toán

Theo quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP:

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;

b) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;

c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;

d) Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;

………….

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.

Như vậy, với hành vi nộp chậm, không nộp báo cáo kiểm toán thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Và còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm.

4. Hành vi vi phạm quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính

Theo khoản 2 Điều 6 và Khoản 2 Điều 11 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính.

STT Mức phạt  Mức xử phạt
1 10.000.000 Đ – 20.000.000 Đ – Lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu theo quy định;

– Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.

2 20.000.000 Đ – 40.000.000 Đ – Lập không đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định;

– Áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán trừ trường hợp đã được Bộ Tài chính chấp thuận.

3 40.000.000 Đ – 60.000.000 Đ – Không lập báo cáo tài chính theo quy định;

– Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán;

– Lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.

4 80.000.000 Đ – 100.000.000 Đ – Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, mức phạt về các hành vi vi phạm quy định về lập và trình báo cáo tài chính sẽ bị phạt từ 10.000.000 Đ – 100.000.000 Đ.

5. Nộp thiếu thuyết minh báo cáo tài chính có bị phạt không?

Theo quy định của pháp luật thì báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động SXKD
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (không nhất thiết phải nộp)
  • Thuyết minh BCTC
  • Bảng cân đối tài khoản.

Mức phạt về hành vi nộp thiếu báo cáo tài chính theo quy định Nghị định 41/2018/NĐ-CP đã nêu rõ ở trên.

| Xem thêm: Tự động lập báo cáo tài chính ngay trên phần mềm kế toán MISA SME NET 2021, hạn chế tối đa sai sót so với phương pháp thủ công

6. Giải pháp hạn chế sai sót trong việc Quyết toán thuế và lập báo cáo tài chính

Phần mềm kế toán MISA SME.NET 2021 là giải pháp giúp kế toán giảm thiểu sai sót,

  • Tự động tổng hợp số liệu, tạo lập báo cáo tài chính đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo CHỈ TRONG 5 PHÚT
  • Tự động đối chiếu và kiểm tra chứng từ, sổ sách, báo cáo… giúp kế toán nhanh chóng phát hiện nếu có lỗi sai, hướng dẫn chi tiết các bước sửa lỗi.
  • Tự động phân bổ các khoản chi phí chung, chi phí trả trước và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái (nếu có)
  • Kết chuyển doanh thu, chi phí, xác định lãi lỗ sau 1 cú CLICK CHUỘT

Đặc biệt, Phần mềm kế toán MISA bổ sung thêm nhiều tính năng giúp kế toán TRUY XUẤT SỐ LIỆU dễ dàng:

  • Dễ dàng kiểm tra cách lấy số liệu của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, đối chiếu và truy vấn ngược đến từng tài khoản, chứng từ chi tiết.
  • Tự động cập nhật số dư cuối năm trước sang đầu năm sau giúp kế toán không phải nhập liệu bằng tay với trường hợp kế toán đã tách dữ liệu mới và số dư đầu năm có thay đổi.
  • Cập nhật tên cơ quan thuế đáp ứng hợp nhất Chi cục Thuế trực thuộc
  • Liên tục cập nhật văn bản pháp luật mới nhất, hỗ trợ kế toán

Phần mềm kế toán MISA đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý tài chính kế toán doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo lập báo cáo tài chính và quyết toán thuế. Anh chị đăng ký dùng thử phần mềm kế toán MISA SME.NET tại đây:

dùng thử

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không