Kiến thức Tổng hợp những chính sách mới về tiền lương áp dụng từ...

Tổng hợp những chính sách mới về tiền lương áp dụng từ tháng 2/2021

271

Tiền lương là vấn đề luôn được người lao động đặc biệt quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của từng cá nhân. Từ tháng 2/2021, nhiều chính sách mới về tiền lương sẽ có hiệu lực thi hành

Phần mềm kế toán MISA SME.NET giúp tự động hóa toàn bộ quy trình tính lương trong doanh nghiệp như:

– Có thể lập bảng chấm công trên phần mềm hay nhập khẩu kết quả chấm công tổng hợp của bộ phận nhân sự vào phần mềm để tính lương

Tự động cập nhật các biểu mẫu, nghị định, thông tư mới của Nhà nước, đồng thời phần mềm tự động nhắc nhở các doanh nghiệp hạn kê khai, quyết toán và nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN, thuế môn bài…giúp doanh nghiệp tránh bị xử phạt vì nộp muộn, nộp quá thời hạn.

– Cho phép tính lương theo thời gian, hệ số, hay theo mức lương thỏa thuận của doanh nghiệp, đặc biệt phần mềm còn tính được lương làm thêm giờ và làm đêm và tự động tính bảo hiểm, thuế TNCN tạm tính cho từng cán bộ.

dùng thử phần mềm kế toán misa

1. Lao động nữ làm ngày đèn đỏ có thể được nhận thêm lương từ 01/02/2021

Theo quy định tại điểm a khoản 3 điều 80 nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định lao động nữ trong thời gian đèn đỏ có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào giờ làm việc hưởng đủ lương. Số ngày có thời gian nghỉ sẽ do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận, tối thiểu 3 ngày/tháng

Trường hợp người lao động không có nhu cầu nghỉ thì lao động nữ đi làm đầy đủ trong những ngày này có thể được nhận thêm tiền lương theo quy định tại điểm c khoản 3:

“Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.”

Trường hợp nếu không cần nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để làm việc thì người lao động sẽ được hưởng tiền lương của ngày làm việc đó và được trả thêm tiền lương theo công việc tương ứng với thời gian 30 phút

Tiền lương trong thời gian này sẽ không được tính vào thời giờ làm thêm nên người lao động chỉ được hưởng lương theo đúng quy định như giờ làm việc bình thường

chính sách mới về tiền lương

2. Bãi bỏ hàng loạt Nghị định, Thông tư về tiền lương trong tháng 02/2021

Nghị định 145/2020/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 tới đây. Kéo theo đó, nhiều Nghị định hướng dẫn về tiền lương theo Bộ luật Lao động năm 2012 sẽ bị bãi bỏ. Cụ thể:

  • Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động;
  • Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương;
  • Nghị định số 121/2018/NĐ-CP ngày 13/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.

Bên cạnh đó, tại Thông tư số 22/2020/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 30/12/2020, hàng loạt các Thông tư liên tịch liên quan đến lĩnh vực tiền lương cũng sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 15/02/2021, bao gồm:

  • Thông tư liên tịch 37/2011/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BNV-BNG hướng dẫn thực hiện Quyết định số 10/2011/QĐ-TTg về chế độ đối với những người trực tiếp tham gia và phục vụ công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền.
  • Thông tư liên tịch 31/2014/TTLT-BLĐTBXH-BQP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BLĐTBXH-BQP hướng dẫn thực hiện thí điểm quản lý tiền lương đối với Công ty mẹ – Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2011-2013 theo Nghị định 65/2011/NĐ-CP ngày 29/7/2011.
  • Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BLĐTBXH-BQP hướng dẫn thực hiện thí điểm quản lý tiền lương đối với công ty mẹ – Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2011 – 2013 theo Nghị định số 65/2011/NĐ-CP ngày 29/7/2011.

Trên đây là những chính sách mới về tiền lương được áp dụng từ tháng 2/2021. Doanh nghiệp cần lưu ý để tránh những sai sót trong quá trình thực hiện

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Phần mềm kế toán MISA SME.NET giúp tự động hóa toàn bộ quy trình tính lương trong doanh nghiệp như:

– Có thể lập bảng chấm công trên phần mềm hay nhập khẩu kết quả chấm công tổng hợp của bộ phận nhân sự vào phần mềm để tính lương

Tự động cập nhật các biểu mẫu, nghị định, thông tư mới của Nhà nước, đồng thời phần mềm tự động nhắc nhở các doanh nghiệp hạn kê khai, quyết toán và nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN, thuế môn bài…giúp doanh nghiệp tránh bị xử phạt vì nộp muộn, nộp quá thời hạn.

– Cho phép tính lương theo thời gian, hệ số, hay theo mức lương thỏa thuận của doanh nghiệp, đặc biệt phần mềm còn tính được lương làm thêm giờ và làm đêm và tự động tính bảo hiểm, thuế TNCN tạm tính cho từng cán bộ.

dùng thử phần mềm kế toán misa
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không