Kiến thức Đãi ngộ Lương trung bình của “Osin” cao gấp rưỡi cử nhân

Lương trung bình của “Osin” cao gấp rưỡi cử nhân

9
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamTại Hà Nội, lương trung bình của một người giúp việc là khoảng 2,8 triệu đồng/tháng (năm 2012), trong khi thu nhập bình quân của người dân sống tại khu vực nông thôn ngoại thành là 1,4 triệu đồng/tháng và một cử nhân đại học mới ra trường là khoảng 2 triệu đồng/tháng..
Ngày 21/12, tại cuộc hội thảo “Lao động giúp việc gia đình và chính sách pháp luật liên quan”, do Vụ Báo chí – xuất bản, Ban Tuyên giáo T.Ư tổ chức, các chuyên gia cho rằng, tại nước ta, thu nhập của người giúp việc gia đình khá ổn định và không thấp hơn các nghề khác.
Tại Hà Nội, lương trung bình của một người giúp việc là khoảng 2,8 triệu đồng/tháng (năm 2012), trong khi thu nhập bình quân của người dân sống tại khu vực nông thôn ngoại thành là 1,4 triệu đồng/tháng và một cử nhân đại học mới ra trường là khoảng 2 triệu đồng/tháng. Đặc biệt dịp trước và sau Tết tình trạng “khan hiếm” người giúp việc trở nên bức xúc và nhiều gia đình phải trả khoảng 4 – 5 triệu đồng/tháng.
Mặc dù nhu cầu thuê người giúp việc gia đình tăng mạnh trong những năm gần đây, nhưng công việc này vẫn chưa được coi là một nghề chính thức. Người giúp việc gia đình làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm và phần lớn chưa qua đào tạo nghề (98,4%). Do đó, bảo vệ quyền của lao động giúp việc và xây dựng chính sách cho nhóm lao động này là việc rất cần thiết.
Theo khảo sát của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), có tới 98,7% số người giúp việc tại các thành phố lớn là nữ, khoảng 1/3 trong đó này là góa chồng, ly hôn hay không có chồng con. Cũng theo ILO, dự báo số lượng việc làm trong ngành “hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình” năm 2015 sẽ tăng lên khoảng 63% so với năm 2008.
Do đó, việc luật hóa vấn đề lao động giúp việc gia đình là rất cần thiết để bảo vệ người lao động cũng như quản lý các cơ sở môi giới, đào tạo. ILO khuyến cáo, hợp đồng bằng văn bản sẽ bảo đảm lợi ích cho các bên. Trong trường hợp không có hợp đồng, người giúp việc dễ bị lạm dụng do thời gian làm việc kéo dài, khó phân định thời gian.

Theo Tiền Phong

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không