Flappy Bird, ứng dụng trò chơi miễn phí trên điện thoại thông minh được tạo ra bởi lập trình viên Nguyễn Hà Đông đã nhanh chóng trở thành một ứng dụng gây sốt và thu hút sự chú ý của các phương tiện truyền thông toàn cầu.
Flappy Bird
Sự phổ biến của ứng dụng này đã giúp Hà Đông có thể thu được khoảng tiền quảng cáo lên đến 50 nghìn USD mỗi ngày. Tuy Hà Đông đã quyết định gỡ bỏ ứng dụng này vì cho rằng game này dễ gây nghiện cũng như không muốn gặp phải sự phiền toái vào ngày 10/2, nhưng Flappy Bird vẫn được mọi người tiếp tục quan tâm.
Với quyết định gỡ bỏ Flappy Bird chỉ vài ngày sau khi ứng dụng này trở nên phổ biến toàn cầu, vòng đời của chú chim này thực sự quá ngắn ngủi. Tuy nhiên, qua Flappy Bird, chúng ta vẫn có thể rút ra được những bài học về kinh doanh cũng như cuộc sống vô cùng đáng giá.
Dưới đây là những bài học kinh doanh rút ra từ khoảng thời gian ngắn ngủi của Flappy Bird:
1. Thách thức là không thể tránh khỏi
Flappy Bird không phải là một trò chơi rất tinh vi nhưng không phải là một trò chơi dễ dàng tạo ra bởi mức độ khó của trò chơi. Trên thực tế, nhiều người cho rằng trò chơi này chịu ảnh hưởng trực tiếp và quá nhiều từ trò chơi cổ điển Super Mario. Vì vậy, mặc dù Flappy Bird nhanh chóng được lan truyền, vẫn có nhiều nghi ngờ về vấn đề bản quyền của ứng dụng. Hà Đông đã phải đối mặt với những áp lực từ những nhà sản xuất game khác cũng như từ dư luận.
Bên cạnh đó, với sự thành công quá lớn của Flappy Bird, những kỳ vọng được đặt lên Nguyễn Hà Đông là càng cao hơn. Đây cũng là thách thức mà anh phải vượt qua được cái bóng của mình.
Điều này có nghĩa là một chủ doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những áp lực, những sức ép từ đối thủ cũng như chính mình. Thách thức là điều không thể tránh khỏi, điều cần làm không phải là đầu hàng mà là đối mặt và vượt qua chúng.
2. Người làm kinh doanh nên chuẩn bị cho thành công bên cạnh chuẩn bị cho thất bại
Khi ứng dụng này trở nên quá phổ biến, số tiền doanh thu quảng cáo mà Hà Đông thu được có thể lên đến 50 nghìn USD mỗi ngày. Tuy nhiên, Hà Đông cho biết anh không thể chịu được áp lực cũng như sự phiền toái mà anh phải đối mặt khi đột ngột nổi tiếng và giàu có, đó là vì anh không biết làm như thế nào để xử lý sự việc khi thành công. Đây là điều một doanh nhân thực sự nên rút ra.
Nguyễn Hà Đông không biết làm cách nào để đón nhận sự thành công, sai lầm của anh chính là ban đầu anh chỉ lập kế hoạch cho sự thất bại chứ chưa tin tưởng mình sẽ thành công. Điều mà Hà Đông không tính tới được chính là trò chơi của mình có khả năng trở thành một ứng dụng có lượng truy cập khổng lồ và thành công như Angry Bird chẳng hạn, anh cho rằng mình sẽ không làm được như vậy.
Nhiều doanh nhân khởi nghiệp cũng gặp trường hợp tương tự, họ thường không tin tưởng doanh nghiệp của mình sẽ thành công nhanh chóng và chưa chuẩn bị tâm lý để đón nhận sự thành công. Tuy không phải khởi nghiệp nào cũng thành công ngay từ lần đầu, nhưng một người làm kinh doanh nên lên một kế hoạch cho sự thành công. Làm kinh doanh luôn phải chuẩn bị cho mình những phương án thay thế nếu kinh doanh thất bại. Bên cạnh đó, có sẵn một kế hoạch cho sự thành công sẽ bạn sẽ xem xét những bước tiếp theo mình sẽ đi cũng như đối mặt với những áp lực gặp phải khi thành công dễ dàng.
3. Điều gì khác?
Từ sự phát triển đến kết thúc ngắn ngủi của Flappy Bird, điều mà các chủ doanh nghiệp cũng như những người làm marketing nên xem xét đó chính là đừng vội vàng thực hiện quyết định kinh doanh của mình. Điều mà mọi người nên làm là tiếp tục xem xét Hà Đông sẽ làm gì với ứng dụng của mình trong thời gian tới. Nếu Hà Đông tiếp tục phát triển ứng dụng của mình, đây sẽ là cơ hội kinh doanh lý tưởng. Tuy nhiên, anh đã gỡ bỏ ứng dụng này, nếu trước đó thực hiện đầu tư vào đây thì chẳng thu được bất kỳ hiệu quả gì.
Một quyết định đầu tư hay marketing trước khi được đưa ra phải được tổng hợp từ quá trình nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng về tiềm năng phát triển cũng như khả năng sinh lời trong thời gian tới. Nếu có một quyết định vội vàng mà không đánh giá được trước bước phát triển của đối tượng mà mình nhắm tới, quyết định đó sẽ gây ra những hậu quả khó lường.
Theo Forbes
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông