Những sai lầm liên quan đến quản trị tài chính luôn để lại những hậu quả to lớn và nặng nề nhất. Thậm chí, nó có thể khiến một DN phải cay đắng rời khỏi thị trường…
Các doanh nghiệp cần hết sức thận trọng trước
các quyết định liên quan đến tài chính của mình
Trường hợp của Cty Gỗ Trường Thành là một ví dụ điển hình. Vào khoảng năm 2007, khi nhận thấy giá gỗ nguyên liệu chất lượng cao nhập khẩu liên tục tăng giá, Cty này đã quyết định vay vốn ngắn hạn để mua lượng gỗ đủ dùng cho sản xuất trong 12 tháng.
Quyết định thận trọng
Nhưng một năm sau đó, nhu cầu tiêu thụ gỗ giá rẻ tăng cao. Và Trường Thành tiếp tục có một quyết định táo bạo là vay vốn ngân hàng để đầu tư vào các đơn hàng giá rẻ. Cuối cùng là nợ chồng nợ, lãi vay ngày càng cao trong khi đơn hàng lại giảm, nguyên liệu và thành phẩm tồn kho tăng. Tới năm 2011, Cty này trả 230 tỉ đồng lãi vay, gấp 23 lần lợi nhuận kinh doanh có được. Đến năm 2012, Cty này cũng chưa giải quyết hết tồn đọng và phải tiếp tục giữ lại 40% lương của cán bộ lãnh đạo Cty và 20% lương nhân viên văn phòng…
Trước bối cảnh như vậy, các DN đều tỏ ra hết sức thận trọng trước các quyết định liên quan đến tài chính của mình. Như một DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ cao cấp. Vừa qua, do ảnh hưởng của khủng hoảng nên DN bị tồn kho cả thành phẩm và nguyên liệu rất lớn, các bạn hàng hủy đơn hàng rất nhiều. Trong lúc đang đứng trước rất nhiều khó khăn thì DN nhận được nhiều lời đề nghị sản xuất hàng giá rẻ, nếu nhận các đơn hàng này DN sẽ phải vay thêm vốn để mua nguyên liệu giá rẻ về sản xuất. Với mong muốn để DN không mắc phải sai lầm trước các quyết định tài chính khó khăn và phức tạp như vậy, chương trình Chìa khóa thành công – CEO số 49 với chủ đề “Giải pháp tài chính thời khủng hoảng – Bài toán tài chính” phát sóng trên VTV1 vào 10h sáng Chủ nhật ngày 02/3/2014 đã cùng các doanh nhân phân tích và mổ xẻ.
Bài toán tài chính
Để giải quyết vấn đề tài chính của Cty, các thành viên ban giám đốc (BGĐ) đã đưa ra nhiều đề xuất cho CEO. Thành viên thứ nhất cho rằng Cty không nên nhận đơn hàng giá rẻ, tập trung giải phóng hàng tồn kho cả thành phẩm và nguyên liệu. Đồng thời, mở rộng đại lý và có các chương trình hỗ trợ bán hàng cho các đại lý. Thành viên thứ hai cũng đồng quan điểm với thành viên thứ nhất nhưng có giải pháp chi tiết hơn. Đó là, thanh lý và đấu giá với các Cty trong nước các sản phẩm của Cty, đối với Cty nước ngoài thì hạ giá thành sản phẩm. Về nguyên liệu, sẽ bán nguyên liệu theo hình thức đấu giá, tận dụng nguyên liệu cho ra sản phẩm mới nhưng đơn giản hơn. Và để có tiền trang trải trong ngắn hạn, CEO nên nhận các đơn hàng nhỏ, giá rẻ. Thành viên thứ ba đưa ra đề xuất có tầm nhìn dài hơn. Theo đó, Cty cần giãn tiến độ thanh toán cho các đối tác và xin HĐQT bổ sung ngân sách để tiến hành kích cầu thị trường. Bên cạnh đó, Cty nên nhận đơn hàng giá thấp và huy động vốn nội bộ.
Còn theo CEO, Cty phải nhanh chóng thu hồi công nợ, tiết giảm chi phí, rà soát lại quy trình và cắt giảm những bộ phận không cần thiết. Trước mắt, cần tập trung các giải pháp giải phóng hàng tồn kho. CEO yêu cầu bộ phận kinh doanh tìm kiếm đơn hàng mới và có các giải pháp hỗ trợ đại lý bán hàng. CEO cho rằng có thể tiếp nhận các đơn hàng giá rẻ để tạo công ăn việc làm cho nhân viên và duy trì bộ máy.
Theo ý kiến của HĐQT, về ngắn hạn, cần có thứ tự ưu tiên trong các giải pháp xử lý khủng hoảng để xây dựng lại niềm tin với cổ đông, khách hàng, đối tác, nội bộ. CEO nên tập trung vào giải phóng hàng tồn kho, giải quyết công nợ và tập trung các hoạt động giảm chi phí toàn bộ Cty. Ngoài ra, CEO nên tính toán đến phương án vay vốn để duy trì hoạt động kinh doanh và có chính sách vay vốn từ các nguồn khác nhau. Cty nên nhận đơn hàng giá rẻ để có tiền trang trải những chi phí cố định. Về dài hạn, HĐQT đưa ra lời khuyên, Cty phải xác định đây là cuộc khủng hoảng mang tính ngắn hạn và đặt mục tiêu giải quyết trong ngắn hạn. Quan trọng, CEO phải biết cách hài hòa lợi ích của các bên khi xử lý khủng hoảng. Đồng thời, CEO phải lên kế hoạch củng cố tinh thần nội bộ của Cty.
Theo dddn
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông