Một nghiên cứu gần đây của Đại học Stanford trên các thạc sĩ MBA (Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh) cho thấy: sau mười năm kể từ khi bước vào nghề, thành công của họ không tương đồng nhiều với điểm số trung bình trong học vấn, mà phục thuộc lớn vào khả năng giao tiếp và tương tác với đồng nghiệp, cấp trên, bạn bè…
Ảnh minh họa
Thật vậy! Kỹ năng xã giao tốt có vai trò rất to lớn trong việc đặt nền tảng cho thành công tương lai của bạn. Để trở thành bậc thầy giao tiếp, bạn cần phải lưu ý một vài điều sau đây:
1/ Hãy luôn là người đầu tiên nói “Xin chào”, mọi người thường ngại bắt chuyện với người khác trừ khi đã quen thân. Trong tình huống này bạn hãy chủ động chào hỏi và gợi mở một cuộc nói chuyện nếu thấy người kia không bận bịu gì. Đừng e dè trước vẻ lạnh lùng ban đầu, có thể họ cũng giống như bạn, muốn bắt chuyện với đối phương nhưng vì ngại nên đành giữ im lặng, hãy chủ động phá bỏ rào cản giữa hai người, đa số sẽ vui vẻ khi nhận ra thiện chí của bạn. Nếu họ không đáp lại, bạn chỉ cần chọn đối tượng kế tiếp cho mình, đơn giản là vì dù bạn có thiện chí đến mấy, không phải ai cũng mở lòng.
2/ Nếu đến một bữa tiệc hay cuộc hội họp, hãy cố nhớ tên từng người bạn gặp và thường xuyên sử dụng chúng để xưng hô trong buổi nói chuyện nhé! Đối với mọi người, không có gì êm tai, dễ chịu hơn nghe người khác gọi tên của mình!
3/ Nghe nhiều hơn nói! Thật không lấy gì làm khó chịu hơn khi bạn giao tiếp với một người mà người ấy chỉ biết thao thao bất tuyệt về anh ta. Một bậc thầy giao tiếp là người nắm vững kỹ thuật lắng nghe chủ động. Lắng nghe trong giao tiếp không chỉ đơn thuần là im lặng nhường quyền được nói cho người đối diện, đó là cả một nỗ lực nắm bắt nhịp điệu, tổng hợp thông tin, phản hồi đúng lúc…đây là một kĩ năng cần được tập luyện nghiêm túc.
4/ Tận dung bối cảnh xung quanh! Trong giao tiếp, điều tối kỵ là để xuất hiện những khoảng trống im lặng, lúc mà hai người đều không nghĩ ra được đề tài câu chuyện tiếp theo và chỉ biết ngại ngùng nhìn nhau. Đừng bao giờ để những khoảng khắc ấy xảy ra, thực tế đề tài cho một câu chuyện có thể đến từ bất cứ điều gì xung quanh bạn, hãy chủ động nắm bắt những chi tiết đó và luôn trong tâm thế chuẩn bị cho mình một hai đề tài dự phòng. Ngay khi cảm thấy đề tài bạn đang thảo luận đang đi vào hồi kết, hãy dừng lại khoảng 5 giây và tiếp tục bắt chuyện đề tài tiếp theo. Ví dụ: “Chị thấy quán café này đẹp không? Tôi là khách quen của nơi này 3 năm nay rồi đó, dàn nhân viên giờ thay đổi nhiều rồi…hồi đó…” Đề tài này có thể dẫn đến một câu chuyện khác về những kỉ niệm đẹp của bạn ở quán café này, và bạn sẽ có cơ hội hỏi lại người kia những khoảnh khắc khó quên trong đời… Đây là một kĩ năng giao tiếp đòi hỏi phản ứng nhanh, ban đầu có thể sẽ khó khăn cho bạn trong việc nắm bắt phối cảnh và sáng tạo ra đề tài giao tiếp. Nhưng qua thời gian, bạn sẽ ngày càng sáng tạo và tinh tế hơn!
Nếu như nghệ thuật diễn thuyết trước đám đông giúp bạn có được hình tượng nghề nghiệp tốt trong mắt nhiều người thì kỹ năng xã giao là chìa khóa để bạn tiếp cận những mối quan hệ cần thiết cho công việc cũng như cuộc sống! Hãy làm chủ những kĩ năng giao tiếp quan trọng này, phần lớn thành công của bạn sẽ phụ thuộc vào đó!
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 2.3]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông