Kiến thức Đào tạo Nhiều chuyện và những tác hại đến công việc

Nhiều chuyện và những tác hại đến công việc

507
Bạn nghĩ ngồi lê đôi mách là thú vui vô hại? Nếu bạn làm thế ở ngõ xóm nhà bạn, có thể cũng chẳng gì để nói! Nhưng nếu điều này xảy ra nơi công sở, thì bạn đang tự hủy hoại sự nghiệp của mình mà không biết đấy!
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa


“Mọi người thích nghe chuyện thị phi, nhưng không bao giờ tôn trọng kẻ loan tin”.
Có người muốn nghe thì mới có kẻ nói. Trong chuyện ngồi lê đôi mách, người nói và người nghe đều có thú vui riêng, tuy nhiên, nếu bạn đóng vai trò thứ nhất, phần thiệt thòi sẽ thuộc về bạn. Mọi người có thể rất hứng thú khi nghe bạn nói xấu người nào đó trong công ty, nhưng họ chỉ coi bạn là một kẻ nhiều chuyện không hơn không kém. Không ai muốn đề bạt một kẻ nhiều chuyện lên làm chức cao, và cũng không ai tin tưởng nói cho bạn nghe điều gì quan trọng khi biết bạn không thể giữ kín mồm miệng.
“Uy tín là thứ phải mất hàng năm trời để gầy dựng nhưng có thể đánh mất trong chốc lát”.
Khi không còn uy tín, mọi người sẽ bắt đầu dè chừng bạn. Các nhiệm vụ quan trọng sẽ dần được chuyển cho người khác vì sợ lộ thông tin, không ai còn dám chia sẻ với bạn bất cứ bí mật hay tâm sự gì vì sợ cả công ty cùng biết. Hơn thế nữa, tai hại nhất là khi trong nội bộ công ty xảy ra mâu thuẫn gì, bạn sẽ là đối tượng nghi vấn đầu tiên. Những kẻ muốn đâm sau lưng người khác sẽ mượn bạn làm công cụ thực hiện mục đích của mình. Khi mọi thứ vỡ lỡ, bạn sẽ là trung tâm hứng chịu búa rìu từ mọi phía, trường hợp người bị ám hại không thể trả đũa kẻ chơi xấu kia, bạn sẽ là bao cát cho họ trút giận.
Và còn nhiều, nhiều nữa những tác hại của việc thích xì xầm nhỏ to nơi công sở…
Nhưng nói thì dễ, làm thì khó. xì xầm to nhỏ là thú vui khó cưỡng của rất nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Đôi khi chúng ta biết rõ mười mươi đó là việc không nên nói, nhưng rồi cuối cùng cũng buột miệng tuôn ra và sau đó chốt lại bằng câu:”Bí mật nhé! Đừng nói cho ai biết!” Thế là tin đồn cứ thế loan đi, chả ai bảo ai, mọi người đều biết.
Để từ bỏ thói quen xấu này, cách hữu hiệu và đơn giản nhất là tìm cách mở rộng đề tài giao tiếp của bạn với đồng nghiệp. Thú vui nói xấu có cám dỗ rất lớn, với một số người gần như là chứng nghiện, nếu bạn có sở thích này, chỉ cần bạn mở lời một câu, người kia hỏi tới, là bạn có thể tuôn cả một tràng dài, thậm chí từ chuyện này dẫn sang chuyện khác. Do đó, hãy chuẩn bị cho mình một vốn hiểu biết rộng và nhiều đề tài trò chuyện,chủ động thay thế các chuyện thị phi bằng các đề tài vô thưởng vô phạt hoặc tích cực hơn. Nếu có lỡ “lên cơn nghiện”, hãy cố gắng hướng mũi dùi về phía các ngôi sao, người nổi tiếng, nói chung là người ở bất cứ đâu ngoại trừ trong công sở (nhưng nên hạn chế từ từ bạn nhé). Dần dần, bạn sẽ quen với việc để lại trong lòng những thứ không nên nói và gầy dựng lại uy tín của bản thân.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 3 Trung bình: 5]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không