hìa khóa dẫn đến sự hài lòng trong công việc chính là thái độ của bạn.
“Tìm một công việc bạn yêu thích và bạn sẽ có thêm năm ngày mỗi tuần.”
H. Jackson Brown, Jr
Ảnh minh họa
Đối với nhiều người trong chúng ta, ý nghĩ có được một công việc thật sự thõa mãn bản thân – các loại công việc mà ta không cảm thấy như đang làm việc nữa – chỉ đơn giản là một sự ảo tưởng. Chắc chắn, với các vận động viên chuyên nghiệp, những người cứu hộ vùng có tuyết, và và vận động viên đánh golf chuyên nghiệp thì họ có thể tìm thấy con đường để làm những gì yêu thích và nhận được tiền cho việc đó.
Nhưng liệu thực sự có ai mơ ước ngồi ở bàn làm việc và xử lý giấy tờ hoặc trông các sản phẩm bay đến họ qua băng tải, hoặc làm giải quyết vấn đề của người khác?
Sự nghiệp mơ ước là một chuyện, còn ở thực tại nó thường là việc khác. Nếu hai thứ này là một, bạn hãy nắm bắt cơ hội và tận hưởng nó! May mắn thay, khi đời không như mơ thì việc có được sự thỏa mãn trong một công việc thực tế là một điều ta hoàn toàn có thể làm được.Sự hài lòng trong cộng việc không có nghĩa là bạn theo đuổi những cái siêu quyến rũ hoặc làm ra tiền từ sở thích của bạn. Bạn có thể tạo ra sự hài lòng trong công việc, và tìm ra điều ấy ở những nơi không ngờ nhất …
Cốt lõi của sự thỏa mãn trong công việc là thái độ và sự kỳ vọng của bạn, nó liên quan nhiều hơn tới cách bạn thực hiện công việc hơn là liên quan tới những điều bạn phải làm. Cho dù bạn làm việc trong một trang trại, một dây chuyền sản xuất, một góc văn phòng hay là sân bóng rổ, bí quyết ở đây là hiểu yếu tố chính của công thức độc nhất cho bạnđạt được sự hài lòng trong công việc.
Xác định những yếu tố dẫn đến sự hài lòng trong công việc
Có ba phương pháp cơ bản để làm việc: làm như một công việc, làm như một sự nghiệp hay làm như một niềm đam mê? Tùy thuộc vào loại công việc bạn đang làm, những điều mang tới cho bạn sự hài lòng có thể khác nhau.
Nếu bạn làm một CÔNG VIỆC, những vấn đề lợi tức nhận được của các vị trí có thể sẽ hấp dẫn hơn bất cứ điều gì khác, và điều này có ảnh hưởng lớn nhất trong việc bạn ở lại hay ra đi.
Nếu làm một NGHỀ NGHIỆP, bạn đang hướng đến sự thăng tiến và những cơ hội phát triển nghề nghiệp. Sự hài lòng tổng thể thường gắn kết với địa vị, quyền lực của bạn, hoặc vị trí bạn có.
Nếu bạn làm việc như là một NIỀM ĐAM MÊ, công việc chính nó là yếu tố quyết định sự hài lòng của bạn. Bạn sẽ bất chấp các yếu tố tiền bạc, thanh thế, hoặc quyền lực.
Một điều không tránh khỏi rằng những điều nêu trên đây chỉ là những điều khái quát chung, và có thể bạn sẽ nhận ra rằng mình có thể có được sự hài lòng từ nhiều hơn một cách thức làm việc. Chú ý đến loại công việc bạn đang làm, những điều bạn cần để có được sự hài lòng, thì chúng sẽ giúp bạn tìm ra và điều chỉng kỳ vọng thỏa mã một cách phù hợp.
Tạo nên sự hài lòng trong công việc.
Một khi bạn đã xác định được sự pha trộn của địa vị, quyền lực, hoặc sự tự thõa mãn cần có khi làm việc để mang đến cho bạn sự hài lòng thì bạn cần phải sử dụng một bảy “thành phần” chúng tôi cung cấp tạo nên một công việc thỏa mãn. Những thành phần này gồm:
Sự tự nhận thức.
Sự thách thức.
Sự đa dạng.
Thái độ tích cực.
Biết được các lựa chọn của bạn.
Lối sống cân bằng.
Một cảm giác làm việc có mục đích.
Sự tự nhận thức.
Bước đầu tiên trong công cuộc kiếm tìm sự hài lòng trong công việc là phải biết chính mình.Nếu bạn muốn được hạnh phúc và thành công, bạn cần phải hiểu điểm mạnh và điểm yếu của mình. Điều này sẽ giúp bạn xác định những kiểu nghề nghiệp sẽ cho phép bạn củng cố điểm mạnh và giảm thiểu tác hại điểm yếu. Một khuôn khổ hữu ích dùng trong phân tích này là kiểu phân tích Personal SWOT.
Rất khó để cảm thấy hài lòng với điều gì đó bạn không giỏi, vì vậy thay vì dành thời gian để tự chất vấn mình về nó, bạn nên nhìn kỹ những thứ bạn giỏi xuất sắc và nhân tiện tìm ra các vị trí dùng vài kỹ năng trong số đó luôn.
Một thành phần quan trọng của sự tự nhận thức là phải có một hiểu biết tốt về đặc điểm tính cách của bạn và phong cách làm việc mà bạn ưu thích.
Lời khuyên:
Để gia tăng sự tự nhận thức, bạn có thể làm việc để tiến tới sự pha trộn phù hợp của các khoản lợi tức, địa vị và sự tự thỏa mãn phù hợp với bạn và bạn thực sự có thể đạt được nó Biết được điều này sẽ giúp bạn thiết lập các mục tiêu phù hợp, và quản lý những kỳ vọng của riêng bạn.
Sự tương hợp giữa sở thích làm việc và yêu cầu công việc càng lớn, thì khả năng có được sự thỏa mãn trong công việc của bạn càng cao. Còn lại sáu “thành phần” kia sẽ xác định bao nhiêu tiềm năng mà bạn thực sự có thể đạt được.
Thách thức
Một thời bạn có thể không thừa nhận nó, nhưng tất cả chúng ta đều phấn đấu phát triển mạnh khi gặp các thách thức thú vị. Điều này có nghĩa là công việc của bạn phải là kỹ sư trưởng ở NASA? Không phải vậy, những thứ khác nhau sẽ thách thức những người khác nhau trong những thời điểm khác nhau. Bạn chỉ cần nhận ra những gì bạn có thể làm để đảm bảo rằng bạn không để mình trở nên buồn chán tại nơi làm việc.
Ngay cả khi bản thân công việc có gì thách thức, bạn có thể làm cho nó trở nên thách thức. Một số ý tưởng hay để thực hiện điều này ở đây bao gồm:
Tạo ra các tiêu chuẩn hiệu suất làm việc cho chính bạn – nhằm mục đích phá vỡ kỷ lục trước đó của chính bạn, hoặc thiết lập một sự cạnh tranh thân thiện giữa đồng nghiệp với nhau.
Dạy người khác các kỹ năng của bạn – Không có gì có thể khó khăn hơn, hay bổ ích hơn là việc truyền thụ các kỹ năng và kiến thức của bạn cho người khác.
Yêu cầu những trách nhiệm mới – việc này sẽ tạo ra những cơ hội để bạn làm chính mình mạnh hơn.
Khởi động hay nhận một dự án có sử dụng những kỹ năng bạn muốn dùng hoặc muốn cải thiện
Quyết tâm phát triển kỹ năng nghề nghiệp – tham gia vào các khóa học, đọc sách hoặc tạp chí thương mại và tham dự hội thảo. Làm điều đó, bạn sẽ giữ kỹ năng của bạn luôn mới và hợp thời.
Sự đa dạng
Một thứ có liên quan chặt chẽ tới sự thích thách thức là yêu cầu giảm thiểu sự buồn chán. Nhàm chán là thủ phạm phổ biến gây ra sự không hài lòng trong công việc. Khi tâm trí của bạn buồn chán, bạn sẽ thiếu sự quan tâm và lòng nhiệt tình và khi ấy ngay cả công việc hợp với bạn nhất cũng trở thành một công việc không thỏa mãn. Một số phương pháp phổ biến để làm giảm bớt sự nhàm chán trong công việc gồm:
Đào tạo qua lại và học những kỹ năng mới.
Yêu cầu được giao một nhiệm vụ mới hoặc bộ phận khác đòi hỏi các kỹ năng tương tự.
Yêu cầu được làm việc ở một ca khác.
Tình nguyện đảm nhận các công việc mới
Tham gia làm việc nhóm.
Nghỉ phép dài ngày, hoặc đi nghỉ phép.
Lời khuyên 1:
Nếu công việc của bạn là vốn dĩ lặp đi lặp lại thì bạn hãy thêm sự đa dạng vào bằng cách thay đổi cách thức làm việc. Thay vì ngồi trong phòng ăn trưa để nghỉ, đi ra ngoài, hoặc sắp xếp vị trí bàn của bạn để bạn có được khung cảnh khác nhau.
Lời khuyên 2:
Tất cả các công việc đều có yếu tố hoặc những nhiệm vụ mà nhàm chán, và nếu bạn muốn tốt công việc, bạn sẽ cần phải làm tốt những công việc đó (bạn có thể cá rằng có những điều thậm chí Giám đốc điều hành của bạn không thích làm!) Tuy nhiên, hãy chắc rằng có rất nhiều điều thú vị để bù đắp sự nhàm chán đó.
Thái độ tích cực
Thái độ đóng một vai trò rất lớn trong cách bạn cảm nhận công việc và cuộc sống nói chung. Nếu bạn đang chán nản, tức giận hoặc bực bội, bạn rất ít có khả năng hài lòng với bất cứ điều gì. Chuyển thái độ sang tích cực là một quá trình đòi hỏi bạn phải làm rất nhiều thứ với một lòng quyết tâm cao độ. Tuy nhiên, theo thời gian, bạn có đảo ngược thái độ của bạn và bắt đầu nhìn thấy mọi sự kiện trong đời bạn là tốt đẹp và có giá trị. Dưới đây là một số lời khuyên:
Đừng có những suy nghĩ tiêu cực.
Biến suy nghĩ của bạn sang trở thành tích cực.
Đặt những sự kiện trong ngày trong một bối cảnh chính xác.
Đừng ôm khư khư thất bại.
Quyết tâm xem các trở ngại là thách thức.
Cho rằng sai lầm là chỉ đơn giản là cơ hội để bạn học hỏi.
Trở thành một người lạc quan.
Biết được các lựa chọn của bạn
Khi bạn cảm thấy bị mắc kẹt, bạn có thể sẽ bắt đầu lo lắng. Lúc đầu, bạn sẽ tự hỏi có gì khác ngoài kia dành cho bạn không. Điều này sẽ tiến triển đến thời điểm bạn tự thuyết phục rằng làm bất cứ gì cũng vui hơn cái việc bạn đang làm. Để chống lại điều này, hãy liên tục kiếm tìm cơ hội trong môi trường làm việc của bạn. Khi bạn cảm thấy bạn có các lựa chọn, bạn sẽ có nhiều quyền kiểm soát hơn. Khi bạn lựa chọn, một cách tích cực, để ở lại với công việc thì công việc này sẽ hấp dẫn hơn là nếu bạn có cảm giác bị ép buộc phải ở lại với nó và chẳng có lựa chọn nào khác.
Giữ một danh sách ghi nhận các thành tích của bạn.
Cập nhật sơ yếu lý lịch của bạn một cách thường xuyên.
Cập nhật xu hướng việc làm.
Nghiên cứu các công việc khác mà bạn cảm thấy thích.
Sử dụng phương pháp làm việc I’m keeping my options open (‘Tôi đang có sự chọn lựa cho bản thân’).
Duy trì một lối sống cân bằng
Bạn đã nghe nhiều rằng bạn cần phải cân bằng giữa cuộc sống và việc làm. Khi bạn tập trung quá nhiều vào một bên mà bỏ qua bên còn lại, bạn có nguy cơ đẩy cả hai vào nguy hiểm. Khi công việc lấn chiếm cuộc sống của bạn, bạn sẽ rất dễ ức chế với nó và mất cảm giác nhận thức: bất ngờ mọi thứ trong cuộc đời bạn sẽ bị mây mù tiêu cực che phủ.
Tìm thấy cảm giác làm việc có mục đích
Điều cuối là bạn cần phải tìm thấy cảm giác về mục đích của những việc bạn đang làm (nhưng với nhiều người không phải là điều cuối cùng phải có). Thậm chí nếu bạn có một công việc nhàm chán, nếu bạn thấy những lợi ích việc đó đem lại người khác thì nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
Ngay cả những công việc nhàm chán nhất thường phải có mục đích nếu bạn tìm hiểu đủ kỹ. Và nếu nó. Và nếu không, liệu bạn có nên lãng phí cuộc đời của của bạn làm việc này?
Những điểm chính
Làm việc đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Trong việc kiếm tìm sự hạnh phúc và trở thành người có ích, có một cảm giác mạnh mẽ về sự thõa mãn khi làm việc là quan trọng Sự không hài lòng với công việc của bạn có xu hướng có ảnh hưởng tớicái nhìn tổng thể của bạn về cuộc sống. Trong hiện tại khi bạn có thể không được nghề nghiệp trong mơ, bạn vẫn có trách nhiệm để đảm bảo việc bạn đang làm thỏa mãn bạn.
Biết được những yếu tố chính mà đem đến sự hài lòng trong công việc, bạn có thể chọn để giành quyền kiểm soát và thực hiện những thay đổi mà bạn cần để bạn thực sự cảm thấy thỏa mãn và tìm ra động lực trong những điều bạn làm Thực hiện một thay đổi nhỏ trong công việc hôm nay, cái thay đổi khiến bạn cảm thấy vui hoặc khác biệt với ngày hôm qua – bồi đắp sự thay đổi đó và tạo ra một môi trường thỏa mãn cho chính bạn.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông