Kiến thức Kiến thức quản trị Thị trường đầu ra: “Ác mộng” của doanh nghiệp

Thị trường đầu ra: “Ác mộng” của doanh nghiệp

35
Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2014, đã có tới 50% doanh nghiệp được khảo sát thông báo ngừng hoạt động do không tìm được thị trường đầu ra.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Ảnh minh họa.
Theo báo cáo khảo sát của Viện phát triển Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong 5 tháng đầu năm 2014, chỉ có 15-21% doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch doanh thu đặt ra. 
Có gần 28% doanh nghiệp đạt trên 90% kế hoạch, 16,4% doanh nghiệp đạt trên 70% kế hoạch và số còn lại chỉ đạt dưới 70% kế hoạch.
Cũng theo khảo sát, trong 5 tháng đầu năm có khoảng 4,2% doanh nghiệp tham gia khảo sát phải tạm thời ngừng hoạt động. Thời gian ngừng hoạt động trung bình là 1,5 tháng, doanh nghiệp có thời gian ngừng hoạt động ngắn nhất là 0,5 tháng và dài nhất là 4 tháng.
Được biết nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc ngừng hoạt động của các doanh nghiệp là do không tìm được thị trường đầu ra. Và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp phải dừng hoạt động trong thời gian dài.
Điều này chứng tỏ, việc làm thế nào để tiêu thụ được sản phẩm vẫn đã và đang là thách thức lớn đối với doanh nghiệp. 
Nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động
Theo bà Đoàn Thị Quyên, Viện phát triển Doanh nghiệp VCCI thì vấn đề vay vốn không còn là bài toán đau đầu với doanh nghiệp Việt nữa, mà hiện giờ, việc không tìm được thị trường đầu ra đang gây khó khăn lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 
Tuy nhiên khi trao đổi với phóng viên BizLIVE, cô Hải Yến, đại diện của một doanh nghiệp tại Ninh Bình có vốn đầu tư Nhật Bản cho biết: “Hiện tại, doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn về vốn và đầu ra sản phẩm. Trong tương lai gần, việc thay đổi mẫu mã sản phẩm để tiếp cận thị trường, làm mới cho doanh nghiệp và mở rộng đầu ra là rất cần thiết. Nhưng để làm được điều đó thì cần phải có vốn.”
“Việc tiếp cận nguồn vốn dù đã dễ dàng hơn trước nhưng với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp mới và nhỏ thì điều này vẫn còn là một khó khăn lớn. – cô Hải Yến chia sẻ.
Sau sự việc căng thẳng quan hệ Việt – Trung thời gian vừa qua, không ít doanh nghiệp Việt Nam đang gặp thế “bí” khi nhiều nhà đầu tư có dấu hiệu cầm chừng, băn khoăn về việc có nên tiếp tục đầu tư vào doanh nghiệp Việt.
Một đại diện doanh nghiệp chế biến thực phẩm chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn kêu gọi được các nhà đầu tư nước ngoài, những đối tác có tiềm lực kinh tế vững và những chiến lược dài hơi. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp trong hoàn cảnh hiện giờ.”
Vốn và thị trường đầu ra vẫn luôn là mối bận tâm lớn của doanh nghiệp. Trong hoàn cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều biến động như hiện giờ, để tránh cảnh” tạm ngừng hoạt động” hay “ngừng hoạt động trong thời gian dài” thì doanh nghiệp cần tự nâng cao năng lực của chính mình và có những bước đi cẩn thận, an toàn.

Theo Bizlive

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không