Kiến thức Kiến thức quản trị Chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh với “sức mạnh con người”

Chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh với “sức mạnh con người”

10
Kurman Mangalam Birla – Chủ tịch Tập đoàn Aditya Birla – đã nhận ra rằng cách duy nhất để quản lý tập đoàn một cách hiệu quả với 35 công ty ở 14 quốc gia và 140.000 nhân viên trong môi trường cạnh tranh gay gắt là lấy con người làm trung tâm.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa
Dưới đây là 4 bước xây dựng hệ thống nguồn nhân lực vững mạnh được rút ra từ những chiến lược thành công của Tập đoàn Aditya Birla.
Tạo khoảng trống ở phía trên
Nếu chúng ta khích lệ những người ở cấp dưới nhưng tầng trên của tổ chức lại bị tắc nghẽn thì sự phát triển của các nhân viên điều hành cấp trung và thấp hơn sẽ bị mắc kẹt. Một thế hệ tài năng quản lý mới phải chờ kế tục, háo hức chứng tỏ những khả năng của họ ở những vị trí cao và khám phá những cơ hội mới. Trách nhiệm tập thể của chúng ta là phải thấy rằng những khát vọng của họ cần phải được đáp ứng.
Chính sách hưu trí của Tập đoàn Aditya Birla ấn định tuổi nghỉ hưu là 60 đối với mọi người, trừ các giám đốc của trung tâm Quản lý Birla. Quy định này có hai mục tiêu: tạo điều kiện cho sự chuyển giao êm thấm những nhân viên cao cấp vào diện nghỉ hưu và tạo khoảng trống ở cấp trên cho thế hệ thứ hai phát triển. Chính sách này cũng làm cho việc kế hoạch hóa sự kế nhiệm đơn giản hơn. Ví dụ, vào tháng 9/2000, 120 nhà quản lý nghỉ hưu, tạo ra những ghế trống ở cấp cao, vấn đề còn lại chỉ là đánh giá người kế nhiệm là ai.
Tạo ra những nhà quản lý có kỹ năng
Quá trình tuyển dụng dựa vào niềm tin rằng một trong những công việc quan trọng nhất cuả quản lý cấp trên là bảo đảm sự phát triển của những người sẽ dẫn dắt tổ chức trong tương lai. Với sự ưu việt về con người, Aditya Birla đã lập ra chương trình Người Quản lý Tập đoàn, nhằm tạo ra lực lượng cán bộ quản lý chung ở mức đầu vào. Mục tiêu của chương trình không gì ngoài việc tạo ra lực lượng quản lý trong tương lai.
Các học viên sẽ trải qua một chương trình toàn diện và cam go lâu dài. Nhưng qua đó, họ sẽ có được cái nhìn tổng thể về tập đoàn, cũng như thấy được các đơn vị nhỏ, trung bình và lớn, khiến họ có thể đánh giá về những thách thức khác nhau ở các tình huống quản lý thay đổi. Ngoài ra, họ sẽ có cơ hội làm việc ở các cơ sở nước ngoài và đảm nhận chức vụ ở các đơn vị nhỏ hoặc trung bình.
Sau một năm đào tạo, các học viên quản lý này là một nguồn nhân lực chủ chốt trong tập đoàn. Những tài năng trẻ này sẽ mang các kỹ năng phân tích liên quan và tư duy mới mẻ cần thiết vào khung cảnh kinh doanh ngày nay.
Động lực từ bên dưới, cấp trên không cản trở
Điều Kurman Mangalam Birla – Chủ tịch Tập đoàn Aditya Birla – muốn là cách tiếp cận trao quyền và ủy quyền ở mọi cấp dựa trên tài năng của con người. Việc làm cho tổ chức có động lực từ bên dưới chứ không phải sự cản trở từ cấp trên là trách nhiệm của mỗi người đứng đầu đơn vị và những người ở cấp dưới đó.
Để những người đứng đầu đơn vị thấy các đồng nghiệp và lãnh đạo đánh giá họ thực hiện, Aditya Birla khuyến khích họ tham gia vào chương trình đánh giá sự phản hồi được phòng Nhân sự trong tập đoàn tổ chức. Nhiều người đứng đầu đơn vị đã trải qua kinh nghiệm học hỏi này và sử dụng những điều phát hiện ra để gắn kết nhận thức, thực tế và lý tưởng.
Tập đoàn cũng đòi hỏi các nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng phải quyết tâm thành công giống như tuyến gián tiếp. Bằng cách trao trách nhiệm cho các nhân viên ở tuyến trước, mang lại cho họ niềm tin và sự thừa nhận, Aditya Birla rèn giũa và giải phóng năng lực trong tất cả mọi nhân viên.
Khai thác những ý tưởng có giá trị trong nhân viên
Những thách thức của bối cảnh cạnh tranh toàn cầu đòi hỏi phải khai thác ý tưởng trong toàn thể nhân viên. Điều này đòi hỏi phải có một văn hóa hội nhập ngày càng cao. Aditya Birla tin rằng, lợi thế bền vững duy nhất đến từ việc liên tục tái đổi mới doanh nghiệp và thu được ngày càng nhiều từ những con người có thể nghĩ “ngoài khung” với những ý tưởng khả thi bảo đảm duy trì được lợi thế.
Để tổng kết ý tưởng này, Tập đoàn Aditya Birla đưa ra khẩu hiệu “chúng ta sẽ chiến thắng” [We Will Win, (WWW)], một sáng kiến trong khắp tập đoàn nhằm thu hút sự tham gia ngày càng tăng từ đội ngũ tài năng quản lý. Bắt đầu với sự tham gia của 150 nhân viên điều hành, điều này mang lại 30 ý tưởng có khả năng thực thi.
Hầu hết các chính sách nhân sự của Aditya Birla là để đáp lại mong muốn của nhân viên về việc trao quyền, vị trí lãnh đạo, việc học hỏi không ngừng và bầu không khí minh bạch, tôn trọng lẫn nhau. Về bản chất, điều Aditya Birla đang cố làm là ấp ủ tài năng quản lý và thúc đẩy quá trình lãnh đạo bên trong nhằm đối mặt với những thách thức mà môi trường khắc nghiệt bên ngoài đang tạo ra. Theo cách này, Aditya Birla có thể nuôi dưỡng thế hệ tiếp sau với những ngôi sao có thể đưa tập đoàn tiến lên phía trước tốt đẹp và bền vững.

Theo “Trí tuệ Kinh doanh Châu Á”

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không