Trọng tâm của một bài thuyết trình là khán giả, đó có thể là ông chủ – người đưa ra quyết định tuyển dụng – hoặc một khách hàng có thể mang đến cho bạn những hợp đồng giá trị hàng triệu đô-la. Xuyên suốt quá trình ấy, điều bạn cần làm là tạo ra sự khác biệt và khiến bản thân mình trở nên nổi bật.
Ảnh minh họa
Dưới đây là 7 yếu tố của luật chơi mà bạn cần tuân thủ:
1. Khán giả
Tất cả mọi bài thuyết trình đều bắt đầu với khán giả. Bài thuyết trình là dành cho họ chứ không phải cho người thuyết trình. Đây là lý do tại sao sẽ là một hành vi tự sát nếu diễn giả sử dụng những bài thuyết trình sẵn có, chung chung thay vì tự biết những gì muốn truyền đạt cho khán giả.
Vậy làm thế nào để tìm hiểu khách hàng? Thông thường, những cá nhân biết cảm thông làm điều này tốt nhất. Họ có sự từng trải để mang đến những điều mà khán giả kỳ vọng, cần và muốn. Dưới đây là những điểu cơ bản:
– Những nỗi sợ hãi cơ bản là gì? Những nhà thuyết phục giỏi nhất phát hiện bằng trực giác các điểm yếu của người khác và giúp họ cảm thấy bình an.
– Tháp nhu cầu là gì? Hãy tìm ra một, hai hoặc ba điều quan trọng đối với khán giả của bạn. Đó có thể là việc tiết kiệm tiền bạc. Hoặc vừa tiết kiệm được tiền mà trông vẫn tuyệt. Không bài thuyết trình nào có thể (hoặc nên) giải quyết được tất cả mọi nhu cầu.
– Ai là người đưa ra quyết định mua hàng? Ai ảnh hưởng đến họ? Họ chính là những người quyết định. Hãy tìm kiếm thông tin về họ trên google.
2. Thông điệp
Một khi khán giả đã có nhận thức rõ ràng về người thuyết trình, bước tiếp theo là chiến đấu với một thông điệp đúng đắn. Ví dụ, thông điệp của bạn có thể là, “Tôi sẽ đạt được kết quả” hoặc “Hãy thuê tôi”.
Tất cả mọi ngôn từ, hình ảnh được bao hàm nhưng không được nói ra trong bài thuyết trình nhất thiết phải truyền tải được thông điệp của bạn. Bởi vậy, bạn không được lãng phí thời gian của khán giả bằng cách đi chệch khỏi vấn đề đang bàn đến.
Diễn giả nên tập trung hoàn toàn vào việc chuyển tải thông điệp.
3. Vị thế độc nhất
Đây là thời kỳ tràn ngập lời cam kết của con người – từ giới lãnh đạo cho đến báo chí – nhằm tạo nên thương hiệu cho mình. Nhưng để trở nên nổi bật, một người cần phải tìm được vị thế độc nhất cho bản thân.
Các diễn giả cần thực hiện bản tóm tắt về những điều họ có thể mang đến cho khán giả trong khi đối thủ của họ thì không. Những điều đó có thể là sự trẻ trung trong các thời kỳ của những động thái chính trị thận trọng, bảo thủ, già nua và rắc rối; hoặc sự kết hợp của tuổi trẻ và kinh nghiệm chính trường. Với rất nhiều nhân tài trong thị trường như hiện nay, việc xác định vị thế độc nhất vô nhị đòi hỏi phải có trí tưởng tượng và sức sáng tạo.
4. Tính chính trực
Tính chính trực cũng như bất cứ yếu tố nào khác trong một bài diễn thuyết được xây dựng dựa trên giọng điệu và nội dung. Giọng điệu phải quả quyết, chắc chắn nhưng quan tâm đến khán giả. Trong các buổi họp báo, Obama đã thể hiện rằng ông hiểu rõ giá trị của mình: những gì ông giới thiệu với tư cách một con người và một nhà lãnh đạo có thể mang đến cho nước Mỹ sự đảm bảo về kinh tế. Nhưng nội dung mà ông đề cập đến không chỉ là những lời hứa suông. Nó khả thi và chắc chắn.
Dưới đây là những lời khuyên về việc thiết lập sự tín nhiệm:
– Lắng nghe trước khi bắt đầu. Nó mang đến cơ hội để khán giả kết nối với diễn giả trong những giới hạn của họ. Và đó là nền tảng cho niềm tin. Mọi người sẽ lựa chọn hoặc tin tưởng hoặc không.
– So sánh các trở ngại, sự thoái trào và những thất bại của người khác với của bạn. Gợi ý giải pháp.
– Thừa nhận những điều bạn không biết và hứa rằng bạn sẽ sớm khám phá ra chúng. Hãy giữ lời hứa của mình.
– Lắng nghe sau khi kết thúc. Điều nay củng cố thêm ý nghĩa về sự quan tâm chăm sóc.
– Thực hiện những điều bạn đã hứa.
5. Phản ánh
Một trong những điều cơ bản của bán hàng là phản ánh viễn cảnh tương lai. Nếu khán giả thận trọng, những người giới thiệu sản phẩm cũng nên thận trọng với trang phục của mình, cách sử dụng các ý tưởng, lời bóng gió ám chỉ, đồ họa và ngôn ngữ.
Phản ánh cũng là một quy trình liên tục. Các diễn giả hoàn toàn có thể điều chỉnh để phù hợp với cách phản ứng của khán giả trong từng giây phút. Nếu các thành viên ban giám đốc qua lo lắng khi lợi nhuận giảm sút, thì diễn giả cần tăng thêm những cử chỉ trang trọng. Giọng điệu và nội dung truyền tải cần uyển chuyển và lạc quan hơn. Nếu các thành viên ban giám đốc tỏ ra chán nản, diễn giả có thể thông cảm với sự chán chường đó và chuyển nó thành lợi thế. “Tôi biết rằng đây có thể là điều mà các bạn đã nghe rất nhiều lần, nhưng sự khác biệt là không có bất kỳ ai trong ngành công nghiệp tiếp cận nó với tư cách là một ngách thị trường riêng biệt”.
Phản ánh là cách thức hiệu quả nhất để nâng cao khả năng điều chỉnh của bất cứ bài thuyết trình hay cuộc phỏng vấn nào. Bằng cách kết nối với những người ra quyết định, người thuyết trình sẽ tạo được một không gian để đưa ra những thực tế thuyết phục.
6. Đơn giản
Càng dài thì càng chán. Những bài diễn thuyết cần phải hoàn toàn dễ tiếp cận. Sự đơn giản hóa luôn hiệu quả với con người. Hãy nghĩ về sức thuyết phục của Kinh Thánh. Các khái niệm đó hoàn toàn đơn giản.
Với rất nhiều tài liệu có sẵn trên mạng, và mỗi giây mỗi phút lại gia tăng, cần phải có sự cạnh tranh về sản xuất dựa trên nhu cầu để giành được cũng như duy trì sự chú ý của khách hàng. Đó là lý do khiến các nhà truyền thông số đơn giản hóa tiêu đề, chỉ dẫn và những phần còn lại của một bài văn dài.
7. Giải trí
Đừng bao giờ đánh giá quá thấp mong muốn được giải trí của khán giả. Dù sao, có một lời chào hàng bao gồm các yếu tố giải trí luôn là một cuộc phiêu lưu mạo hiểm. Sự kết nối với khán giả, thời điểm, giọng điệu cũng như nội dung cần phải thích hợp và đúng đắn. Sự mạo hiểm này có thể được quản lý thông qua cách sử dụng sự mỉa mai, châm biếm hơn là tính hài hước, hóm hỉnh.
Ngày nay, sự châm biếm được chấp nhận rộng rãi bởi nó tạo ra khoảng cách cảm xúc giữa điều chỉnh và cách thức chúng ta lĩnh hội. Sự châm biếm cung cấp cho khán giả sự điều chỉnh và một mối quan hệ tốt đẹp ngay lập tức với người diễn thuyết.
Theo “PR kiểu Mỹ”/DNSG
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông