Kiến thức Đào tạo Kinh nghiệm phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường

Kinh nghiệm phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường

505
Kinh nghiệm phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường là gì khi mà kỹ năng và kinh nghiệm giao tiếp của bạn còn rất non nớt. Làm sao để bạn có thể tự tin vượt qua vòng phỏng vấn tìm được việc làm mà mình mơ ước?.
Hành trình tìm việc làm đối với một sinh viên luôn là chặng đường đầy khó khăn và thử thách. Năng lực chuyên môn bạn tốt, bảng điểm chuyên ngành của bạn rất khá nhưng đó chưa phải là điều quyết định nhà tuyển dụng có lựa chọn bạn không?. Quá trình phỏng vấn chính là thời điểm nhà tuyển dụng tìm hiểu rõ về con người bạn thông qua phong thái, kỹ năng giao tiếp, ứng xử phản xạ của bạn.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Kinh nghiệm phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường là gì?
Áp lực tập lý, thiếu tự tin vào bản thân và thiếu kỹ năng giao tiếp chính là rảo cản lớn nhất của các bạn sinh viên mới ra trường. Nhưng bạn hãy yên tâm, 1001vieclam xin được tổng hợp lại tất cả các bí quyết kinh nghiệm phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường, những gì bạn cần chuẩn bị trước khi tham gia phỏng vấn xin viên giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp và ghi điểm sáng trong mắt nhà tuyển dụng.
Kinh nghiệm phỏng vấn hay cho sinh viên mới ra trường:

1. Luôn đến đúng giờ:
– Kinh nghiệm phỏng vấn đầu tiên mà các bạn sinh viên cần biết chính là hãy đến đúng giờ, tuyệt vời nhất chính là bạn hãy đến trước thời gian phỏng vấn 15 phút.
– Đến đúng giờ thể hiện bạn là một ứng viên chững chạc, chuyên nghiệp và nghiêm túc với vị trí ứng tuyển.
– Đến trước giờ hẹn 15 phút sẽ giúp bạn có thời gian tìm hiểu quy mô công ty, chỉnh trang trang phục, cũng như hệ thống hoá lại kiến thức và thư giãn tinh thần trước buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng.

2. Tìm hiểu thật kỹ thông tin tuyển dụng:
– “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” là câu nói bất hủ của ông cha mà bạn nên ghi nhớ khi bước vào hành trình tìm việc.
– Tìm hiểu kỹ và biết rõ thông tin tuyển dụng sẽ giúp bạn hiểu được nhà tuyển dụng đang cần người có kỹ năng gì? Phẩm chất như thế nào? Từ đó để viết CV và đơn xin việc phù hợp nhất để làm đẹp trong mắt nhà tuyển dụng cũng như nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên ngành ứng tuyển để chuẩn bị tốt hơn cho quá trình phỏng vấn.
– Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu về các dự án, chiến lược, sản phẩm và dịch vụ của công ty để hiểu rõ hơn và thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn quan tâm đến công ty và vị trí ứng tuyển như thế nào.

3. Phong thái khi phỏng vấn:
– Đa số các bạn sinh viên mắc lỗi khá nghiêm trọng chính là tác phong ăn mặc và ứng xử khi đi phỏng vấn. Đừng bao giờ đến buổi phỏng vấn với mái tóc dài không gọn gàng, quần jean và áo sơ mi.
– Hãy thể hiện mình là một ứng viên chuyên nghiệp tuy tuổi còn trẻ. Phong thái chuyên nghiệp rất quan trọng và bộ quần áo sẽ thể hiện con người của bạn. Hãy luôn mặc áo sơ mi, quần tây và mang giầy khi đến buổi phỏng vấn. Luôn để cắt tóc gọn gàng trước khi phỏng vấn.
– Phong thái của bạn lúc phỏng vấn cũng rất quan trọng. Hãy luôn điềm đạm, trả lời chậm rãi đúng trọng tâm câu hỏi và luôn thể hiện sự hứng thú với vị trí công việc mà bạn ứng tuyển.
– Hãy chuyên nghiệp trong cách ăn mặc và ứng xử khi trả lời là kinh nghiệm phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường rất quan trọng mà bạn nên ghi nhớ.

3. Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng:
– Trong quá trình phỏng vấn, lúc nào nhà tuyển dụng cũng yêu cầu bạn có câu hỏi và thắc mắc gì không, đây là lúc để bạn thể hiện bản thân và làm nổi bật mình trong mắt nhà tuyển dụng.
– Hãy toả sáng bản thân bằng những câu hỏi độc đáo thể hiện tài trí của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Những câu hỏi hay xoáy đúng vào trọng tâm công việc sẽ thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn rất quan tâm đến công ty và vị trí ứng tuyển này, bạn rất nhiệt huyết và có năng lực phù hợp với vị trí đang tuyển dụng.

4. Kỹ năng giao tiếp:
– Kỹ năng giao tiếp tốt chính là bước đệm để bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Đừng bao giờ ngập ngừng ấp úng khi trả lời; hãy thật từ tốn chậm rãi khi trả lời phỏng vấn, tập trung nhấn mạnh những đặc điểm kỹ năng cá nhân của bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển.

5. Đừng quá phô trương:
– Tuy bạn chưa có kinh nghiệm làm việc nhưng không vì thế mà bạn thiếu tự tin đánh mất vị thế của bản thân mình.
– Hãy thể hiện những kỹ năng, kiến thức mà bạn đã học được trên giảng đường; những kinh nghiệm làm việc bán thời gian mà bạn đã làm qua, hãy đánh bóng bản thân trong mắt nhà tuyển dụng nhưng đừng quá phô trương kiêu ngạo về thành tích học tập của mình. Điều đó khiến nhà tuyển dụng đánh giá rất thấp ứng viên.
Qua 5 kinh nghiệm phỏng vấn cho sinh viên mới ra trường trên đây hi vọng các bạn đã có những thông tin quý báu phục vụ cho hành trình phỏng vấn tìm việc của mình. Dù chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế nhưng hãy chứng tỏ với nhà tuyển dụng rắng bạn rất năng động, chuyên nghiệp và bạn là người có thể thăng tiến và phù hợp với công việc.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không