Thương lượng lương là bước cuối cùng trong quá trình tìm việc và quyết định khả năng bạn nhận được công việc hay không.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, nhiều người đã “sảy chân” ở bước này chỉ vì những lầm tưởng cố hữu về thương lượng lương.
Dưới đây là 5 lầm tưởng phổ biến bạn nên tránh để đạt được thỏa thuận hợp lý về lương với nhà tuyển dụng:
“Bằng cấp cao đồng nghĩa với lương khởi điểm cao”
Bằng cấp cao là một lợi thế giúp bạn thuyết phục nhà tuyển dụng về năng lực của mình. Tuy nhiên, nó không đồng nghĩa với mức lương cao. Ngày nay, các công ty chú trọng tới kinh nghiệm thực tế, khả năng làm được việc của ứng viên nhiều hơn là bằng cấp.
Đã có rất nhiều trường hợp ứng viên có bằng cấp cao, thậm chí từng du học nước ngoài nhưng khi bắt tay vào công việc thực tế lại không làm được việc, trong khi những ứng viên có trình độ thấp hơn lại làm việc rất tốt và hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.
“Kiên quyết thương lượng tới cùng sẽ khiến nhà tuyển dụng phải nhượng bộ”
Thật sai lầm khi thương lượng qua lại nhiều lần với nhà tuyển dụng với hi vọng rằng họ sẽ chấp nhận điều bạn muốn. Thương lượng không phải là tình huống có “kẻ thắng người thua” mà đó là sự thỏa hiệp, đi đến một quyết định chung hợp tình hợp lý cho đôi bên.
Kéo dài quá trình thương lượng không chỉ khiến bạn thêm mệt mỏi chờ đợi mà còn tác động tiêu cực tới nhà tuyển dụng, rằng họ nên tìm kiếm một ứng viên khác thay vì tập trung vào bạn.
“Nhà tuyển dụng luôn chào đón những ứng viên đề nghị mức lương thấp”
Nhiều người nghĩ rằng trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, chỉ cần có việc làm là điều hạnh phúc và không quan tâm tới mức lương ra sao. Trong vòng thương lượng, họ thậm chí còn chủ động đề nghị mức lương thấp hơn mức trung bình của thị trường với hi vọng sẽ nhanh chóng được nhà tuyển dụng chấp nhận.
Tuy nhiên, hành động này có thể không giúp bạn đạt được mong muốn của mình. Nhà tuyển dụng sẽ nghi ngờ về kỹ năng, kinh nghiệm hay những lý do “mờ ám” khác khiến bạn tự động “hạ giá” mình như vậy.
Do đó, trước khi thương lượng lương, bạn nên kết hợp giữa nghiên cứu về mức giá chung trên thị trường với khả năng của bản thân để định ra một con số thương lượng phù hợp nhất.
“Mức lương thấp ở công việc cũ sẽ hạn chế mức lương trong tương lai”
Mức lương thấp ở công việc cũ không có nghĩa là bạn cũng sẽ chỉ nhận được một con số tương tự ở công việc tiếp theo. Bạn có thể kiếm được nhiều hơn kỳ vọng của mình nếu chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy mình có thể phát triển các kỹ năng, nghiệp vụ ra sao và chúng sẽ mang lại lợi ích gì cho công ty.
“Chỉ cần nhà tuyển dụng nói ra cam kết của mình là cuộc thương lượng kết thúc”
Nhà tuyển dụng vẫn có thể thay đổi các điều kiện làm việc dành cho bạn vào phút chót. Cuộc thương lượng chỉ kết thúc khi cả hai bên đã ký vào hợp đồng lao động. Vì vậy, đừng vội xin nghỉ công việc hiện tại cho tới khi bạn chưa nhận được hợp đồng chính thức bằng văn bản từ công ty mới
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông