Kiến thức Tài chính kế toán Khoan sức dân hay bảo vệ nguồn thu?

Khoan sức dân hay bảo vệ nguồn thu?

197

Bên cạnh bất hợp lý về mức giảm trừ gia cảnh, các chuyên gia cho rằng cần điều chỉnh biểu thuế lũy tiến từng phần để người nộp thuế thu nhập cá nhân dễ thở hơn. Biểu thuế lũy tiến hiện hành quá dày.

Việc này dẫn đến mức điều tiết thuế tăng nhanh gây áp lực cho người nộp thuế.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Quyết toán thuế thu nhập cá nhân tại Cục Thuế TP.HCM – Ảnh: Thanh Đạm

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Nguồn: tờ trình về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân, Bộ Tài Chính


Chỉ giảm thuế cho “người giàu”

Cũng
theo các chuyên gia, dù đã thừa nhận Luật thuế TNCN thực tế đã lạc hậu
và cần phải sửa nhưng sau 10 tháng nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, Bộ
Tài chính chỉ trình Quốc hội sửa bốn điều khoản nhỏ là tăng 50% mức giảm
trừ gia cảnh, bỏ mức thuế suất 35%, điều chỉnh quy định trợ cấp và thu
thuế đối với ủy quyền chuyển nhượng bất động sản là quá ít.
 
Theo luật sư Trần Xoa – giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, bậc thuế lũy tiến từng phần hiện tại bao gồm bảy bậc, khoảng cách thu nhập tính thuế giữa các bậc quá dày dẫn đến mức điều tiết thuế tăng nhanh ở các bậc thuế sau nên không khuyến khích người nộp thuế có trình độ kỹ thuật cao, năng lực điều hành giỏi ra sức lao động, sản xuất kinh doanh để có thêm thu nhập.

Dư luận bức xúc, báo chí phản ánh, chuyên gia góp ý. Tuy nhiên, cuối cùng phương án Bộ Tài chính chọn lại vẫn giữ nguyên biểu thuế lũy tiến từng phần như hiện hành và chỉ bỏ một bậc thuế 35%. Như vậy, những người nộp thuế ở bậc thấp hơn 35% không được hưởng lợi từ phương án điều chỉnh này.

Theo ông Xoa, để tương thích với các nước trong khu vực, giảm bớt nghĩa vụ nộp thuế đối với người nộp thuế, khuyến khích người nộp thuế lao động sáng tạo có thu nhập cao, làm giàu chính đáng đồng thời thu hút những chuyên gia nước ngoài có trình độ, kỹ thuật cao vào làm việc tại VN, nên cải tiến bậc thuế lũy tiến từng phần theo hướng “thoáng” hơn, chỉ nên còn năm hoặc ba bậc so với bảy bậc như hiện nay, đồng thời kéo giãn thu nhập tính thuế.

Đồng quan điểm này, bà Nguyễn Thị Cúc, nguyên tổng cục phó Tổng cục Thuế, cho rằng khi điều chỉnh về thuế không chỉ nâng mức giảm trừ gia cảnh mà việc sửa đổi biểu thuế lũy tiến từng phần rất quan trọng vì đây chính là “chi tiết kỹ thuật” quan trọng điều chỉnh mức nộp thuế của người dân. Tuy nhiên thời gian qua chưa nhiều người chú ý đến.

Theo bà Cúc, cần xem xét biện pháp nâng mức giảm trừ đã hợp lý và dân đồng thuận chưa hay nên xem xét thêm phương án giảm thuế suất và điều chỉnh biểu thuế cho phù hợp. Nếu chỉ nâng mức khởi điểm chịu thuế và bỏ bậc 35% trong biểu thuế lũy tiến từng phần thì những người nộp thuế ở “đoạn giữa” không thay đổi gì cả. Bà Cúc cho rằng nếu nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 50% (từ 4 lên 6 triệu đồng và từ 1,6 lên 2,4 triệu đồng) thì mức thu nhập tính thuế từng bậc cũng cần được nâng tương ứng. Chẳng hạn, bậc từ 5 đến 10 triệu có thể chuyển thành 5 đến 15 triệu. Các mức khác cũng cần được tăng khoảng 50%. Như vậy sẽ có ý nghĩa hỗ trợ nhiều hơn, thiết thực hơn, những người nộp thuế ở bậc trung cảm thấy có lợi từ việc điều chỉnh Luật thuế.

Bà Cúc góp ý nếu tính đến sửa Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) phải sửa tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ. “Nếu chỉ sửa một vài điểm thì có cảm giác hơi vụn vặt, không đúng tầm của Luật thuế” – bà nói. Ngoài mức giảm trừ gia cảnh, biểu thuế lũy tiến từng phần thì còn hàng loạt bất cập khác cần sửa đổi kịp thời như tiêu chí, quy định để xác định là người phụ thuộc. Ngoài ra khi đã xác định mức giảm trừ gia cảnh tăng lên, cũng cần điều chỉnh mức thu nhập để tính là người phụ thuộc. Hiện có gần 20 thông tư hướng dẫn thuế TNCN, do vậy cũng cần hệ thống lại để người dân dễ nắm bắt.


Bảo đảm nguồn thu không có nghĩa là tận thu

Theo số liệu của cơ quan thuế, số người nộp thuế nhiều nhất rơi vào bậc 1, chiếm gần 3 triệu người, chiếm 73.32% tổng số người nộp thuế. Tuy nhiên, số này chỉ góp khoảng 10% tổng số thu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công. Ở các bậc thuế cao hơn, số người nộp thuế giảm mạnh nhưng số thuế phải nộp lớn. Cụ thể, chỉ có khoảng 450.000 người nộp thuế ở bậc 2, chiếm 14,55% tổng số người nộp thuế, nhưng góp 10,77% số tiền thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

Trong khi đó, chỉ có hơn 5.700 người nộp thuế ở bậc 7 (thuế suất 35%) chiếm 0,18% tổng số người nộp thuế nhưng góp đến 17,3% tổng số thu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công. Theo các chuyên gia thuế, bên cạnh việc bỏ bậc thuế 35% để khuyến khích người có trình độ kỹ thuật cao, năng lực điều hành giỏi ra sức lao động, nên điều chỉnh biểu thuế lũy tiến từng phần theo hướng bỏ luôn bậc 1 biểu thuế lũy tiến từng phần. Như vậy, chỉ có những người thu nhập từ 11 triệu đồng (6 triệu đồng giảm trừ gia cảnh theo hướng đề xuất của Bộ Tài chính + 5 triệu đồng bậc 1 biểu thuế lũy tiến từng phần) mới phải nộp thuế. Như vậy, sức lan tỏa sẽ lớn hơn rất nhiều mà vẫn đảm bảo không ảnh hưởng lớn số thu ngân sách.

Mặt khác, cơ quan thuế cũng có điều kiện tập trung lực lượng vào việc tuyên truyền, kiểm tra gần 30% số người nộp thuế còn lại. Như vậy hiệu quả sẽ cao hơn. Cộng với việc dữ liệu người nộp thuế đang từng bước tập trung như hiện nay, công tác rà soát, kiểm tra, cũng như quyết toán sẽ đơn giản hơn rất nhiều. “Đảm bảo nguồn thu không có nghĩa là tận thu” – một chuyên gia về thuế nói.

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không