Bạn nghĩ rằng một mức lương hậu hỉnh sẽ giữ được chân nhân viên giỏi đồng hành cùng sự phát triển của công ty. Nếu bạn hoàn toàn nghiêng về suy nghĩ này thì hẳn đó là một nhận định sai lầm. Đối với nhiều nhân viên, kiếm được nhiều tiền đôi khi còn ít quan trọng hơn là được đáp ứng các nhu cầu cơ bản.
Vẫn còn nhiều điều đáng giá hơn số tiền lương mà người lao động được trả. Theo chị Nguyễn Thị Tuyết Hồng, HR Manager của CareerBuilder Vietnam, “Nếu được đối xử đúng cách họ mong muốn, nhân viên không chỉ làm việc hết sức mà họ sẽ hạnh phúc hơn và tạo ra được năng suất cao hơn”.
Chị Nguyễn Thị Tuyết Hồng (Nguồn ảnh: CareerBuilder Vietnam)
Qua nhiều cuộc khảo sát về các chủ đề lương và việc làm, sếp và công việc, chúng ta đã nhận biết được một số điều mà một nhân viên thật sự mong muốn:
1. Được đối xử công bằng
Cuộc sống phải có sự công bằng trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt với người lao động, họ ghét sự thiên vị. Họ hy vọng rằng các đặc quyền và sự tiến cử sẽ dành cho những ai làm việc chăm chỉ chứ không phải thuộc về những kẻ chỉ biết bợ đỡ.
2. Tự hào
Khi được hỏi về lịch sử công việc, nhiều người thường thể hiện niềm kiêu hãnh hơn là những nuối tiếc. Họ muốn những người mình gặp gỡ ít nhất cũng phải có chút ấn tượng về họ, ngay cả khi họ chỉ thực hiện các công việc rất đỗi bình thường.
3. Sự tôn trọng
Đây là yếu tố quan trọng duy trì mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên. Nhân viên muốn nhận những cái nhìn tôn trọng từ lãnh đạo, và đồng thời họ cũng muốn mình có cảm giác tôn trọng người lãnh đạo ấy. Nhân viên muốn tin rằng người đang dẫn dắt mình xứng đáng với lòng trung thành của họ.
4. Được lắng nghe
Chẳng cấp dưới nào đồng ý với thái độ không quan tâm lắng nghe của sếp về những gì họ trình bày, dù bất cứ lý do gì. Nhân viên không mong đợi người quản lý luôn làm theo lời khuyên của họ, nhưng nếu người ấy không lắng nghe thực sự thì nhân viên sẽ dễ giả định rằng sếp không quan tâm đến mình.
5. Được huấn luyện trong giới hạn
Nhân viên mong muốn sếp sẽ giúp đỡ họ khi họ cần hướng dẫn hoặc khi họ lo âu bối rối đến mức không dám lên tiếng đề nghị. Nhân viên không muốn có một người chủ suốt ngày cứ đứng phía sau lưng hoặc liếc nhìn qua vai để kiểm soát xem họ đang làm gì.
6. Ít căng thẳng
Mọi người đều ghét cảm giác có quá nhiều việc phải làm và họ không đủ thời gian làm điều đó. Là người quản lý thì bạn phải lập kế hoạch cẩn thận, dự đoán vấn đề và thiết lập mục tiêu thực tế, để không vô tình làm tăng thêm sự căng thẳng vào cuộc sống của nhân viên một cách không cần thiết.
7. Sự bảo đảm
Không có ai lại mong muốn mình phải làm việc cả đời. Ngay cả như vậy, thật khó tập trung khi có một sự đe đoạn lơ lửng trên đầu của họ. Nhân viên muốn biết rằng họ không lãng phí thời gian đem lại những điều tốt nhất cho công việc.
8. Đánh bại đối thủ
Đừng bao giờ đánh giá thấp tinh thần đồng đội, đặc biệt khi làm việc theo nhóm. Nhân viên không chỉ muốn trở thành một người đồng đội, mà họ còn muốn mình là thành viên của một đội luôn chiến thắng.
Nếu đáp ứng đủ các nhu cầu trên, nhân viên của bạn sẽ luôn trung thành và chăm chỉ, ngay cả khi bạn trả lương cho họ thấp hơn những nơi khác hoặc khả năng của bạn.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông