Kiến thức Sản phẩm Hành chính sự nghiệp Thông tư 30/2014/TT-BTC quy định cách đánh giá học sinh tiểu học

Thông tư 30/2014/TT-BTC quy định cách đánh giá học sinh tiểu học

45
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamNgày 28/08/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về quy định đánh giá học sinh tiểu học. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/10/2014 và thay thế thông tư 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học. Hiện nay, phần mềm QLTH.VN đã cập nhật đầy đủ những thay đổi về cách đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 30/2014/TT-BGDĐT.

1. Cách đánh giá học sinh tiểu học trước đây theo Thông tư 32/2009/TT-BGDĐT

Theo thông tư 32/2009/TT-BGDĐT, việc đánh giá học sinh tiểu học tương tự như đánh giá học sinh khối THCS. GV chủ nhiệm sẽ đánh giá học sinh trên 2 tiêu chí:

  • Học lực: thực hiện chấm điểm cho từng môn học và xếp loại học sinh dựa trên điểm trung bình của tất cả các môn
  • Hạnh kiểm: đánh giá quá trình rèn luyện của học sinh dựa vào kết quả điểm danh, vi phạm kỷ luật, nội quy của nhà trường

2. Những điểm mới của thông tư 30/2014/TT-BGDĐT

Thay đổi cách đánh giá học sinh tiểu học:

  • Không đánh giá bằng cách chấm điểm từng môn học hàng ngày, không đánh giá trên 2 tiêu chí học lực và hạnh kiểm nữa.

Nội dung đánh giá mới:

a. Đánh giá thường xuyên: đánh giá dựa trên 3 nội dung sau:

  • Hoạt động học tập: đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
  • Năng lực: đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh như: Tự phục vụ, tự quản; Giao tiếp, hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề
  • Phẩm chất: đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh như: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục; Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; Trung thực, kỉ luật, đoàn kết; Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước

Phương pháp đánh giá: Giáo viên đánh giá bằng cách quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học.

Ngoài ra, GVCN còn thu thập kết quả đánh giá của Học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn + Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá.

b. Đánh giá định kỳ:

  • Đánh giá định kỳ kết quả học tập, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học vào cuối học kì I và cuối năm học đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc bằng bài kiểm tra định kỳ.
  • Phương pháp đánh giá: Ra đề bài kiểm tra định kỳ và cho điểm theo thang điểm 10 (mười), không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân.

Vui lòng xem nội dung chi tiết quy định trong thông tư 30/2014/TT-BGDĐT tại đây

3. Lý do thay đổi cách đánh giá học sinh tiểu học

  • Trước đây, việc dùng điểm số để đánh giá thường xuyên đã gây không ít áp lực cho cả học sinh và phụ huynh.
  • Giờ đây, quy định đánh giá thường xuyên bằng nhận xét không chỉ nhằm vào kết quả mà còn động viên, khuyến khích học sinh phát huy hết khả năng của mình. Ngoài ra, trong quá trình học còn chú trọng đến việc học sinh tự đánh giá lẫn nhau, cha mẹ học sinh cũng tham gia đánh giá. Với cách làm này sẽ góp phần làm tăng sự gắn kết giữa gia đình với nhà trường trong giáo dục học sinh.

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không