Kiến thức Tài chính kế toán 7 nguyên tắc kế toán cơ bản đã được thừa nhận

7 nguyên tắc kế toán cơ bản đã được thừa nhận

49159
Nguyên tắc trọng yếu trong kế toán doanh nghiệp 2

Nguyên tắc kế toán là những chuẩn mực, quy ước, chỉ dẫn, hướng dẫn cơ bản nhất mà tất cả các tổ chức, doanh nghiệp phải thực xuyên suốt trong quá trình thực hiện các công việc kế toán và lập các báo cáo tài chính nhằm đảm bảo độ tin cậy thông tin tài chính kế toán cung cấp cho nhiều đối tượng khác nhau

Với mục đích giúp cho doanh nghiệp ghi chép kế toán và lập Báo cáo tài chính theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán, giúp cho kiểm toán viên đưa ra ý kiến về sự phù hợp của báo cáo tài chính, giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu và đánh giá thông tin tài chính được lập phù hợp với các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán, luật kế toán đã ban hành các nguyên tắc kế toán.

Xem thêm: Nguyên tắc kế toán và những hiểu nhầm về nguyên tắc kế toán

Những khái niệm, nguyên tắc kế toán tài chính

Các nguyên tắc kế toán cơ bản

Theo Chuẩn mực kế toán số 01 có 7 nguyên tắc kế toán sau:

– Nguyên tắc cơ sở dồn tích

– Nguyên tắc hoạt động liên tục

– Nguyên tắc giá gốc

– Nguyên tắc phù hợp

– Nguyên tắc nhất quán

– Nguyên tắc thận trọng

– Nguyên tắc trọng yếu

1. Nguyên tắc cơ sở dồn tích

Theo nguyên tắc này thì mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát dinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiên.

Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tính hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lại.

2. Nguyên tắc hoạt động liên tục

Theo nguyên tắc này thì báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.

Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính

3. Nguyên tắc giá gốc

Theo nguyên tắc này thì khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến việc mua TSCĐ, CCDC, NVL… thì giá trị của chúng được xác định theo giá gốc chứ không phải theo giá trị trường, tính tại thời điểm mua và cộng với các chi phí liên quan để đưa chúng vào sử dụng (không bao gồm thuế GTGT)

Ví dụ:  
Công ty A mua máy tính điều hòa trị giá 40.000.000 đồng chưa bao gồm thuế GTGT 10%

Chi phí vận chuyển : 1.500.000 đồng (chưa bao gồm thuế GTGT 10%)

Chi phí lắp đặt: 1.000.000 đồng

Như vậy theo nguyên tắc giá gốc thì nguyên giá của máy điều hòa = 40.000.000 + 1.500.000 + 1.000.000 = 42.500.000 đồng

4. Nguyên tắc phù hợp

Theo nguyên tắc này thì khi ghi nhận doanh thu thì phải có 1 khoản chi phí tương ứng liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.

Ví dụ:

Khi doanh nghiệp đi thuê nhà làm văn phòng với thời gian là 12 tháng, theo thỏa thuận của hai bên doanh nghiệp phải chi trả tiền thuê của 12 tháng. Tuy nhiên, kế toán chỉ phản anh doanh thu của từng tháng và thực hiện phân bổ chi phí đó trong 12 tháng.

5. Nguyên tắc nhất quán

Theo nguyên tắc này thì các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm.

Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

6. Nguyên tắc thận trọng

Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

– Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;

– Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;

– Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;

– Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

7. Nguyên tắc trọng yếu

Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin dó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.

Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET có chức năng tự động cập nhật đảm bảo khách hàng luôn sử dụng đúng tài khoản và biểu mẫu chứng từ, sổ sách, báo cáo theo quy định của BTC.

dùng thử phần mềm

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không